Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên (phần 2) SVIP
II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
a. Phạm vi, ranh giới
- Phạm vi: bao gồm vùng đồi núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng cùng vùng biển, đảo phía đông.
- Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam đồng bằng sông Hồng.
b. Địa hình và đất
- Địa hình đa dạng:
+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng của các dãy núi theo hướng vòng cung, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Đồng bằng tương đối rộng và bằng phẳng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tiêu biểu ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,...
+ Bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo như vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
- Đất có nhiều loại khác nhau:
+ Tiêu biểu là đất feralit trên các loại đá mẹ ở vùng đồi núi thấp.
+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng.
+ Ngoài ra còn có đất phèn, đất mặn ở vùng ven biển.
c. Khí hậu
Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh, khi các đợt không khí lạnh tràn xuống liên tục có thể dẫn đến hiện tượng rét đậm, rét hại.
=> Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền địa lí tự nhiên có mùa đông lạnh điển hình nhất nước ta.
d. Sông ngòi
- Các sông lớn như sông Hồng, sông Chảy,... chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Khu vực Đông Bắc có các sông như sông Lô, sông Gâm, sông Lục Nam,... chảy theo hướng vòng cung.
e. Sinh vật
- Phong phú và đặc sắc thuộc khu hệ thực vật Việt Bắc - Hoa Nam, có tới 50% thành phần loài bản địa. Nhiều loài động vật quý hiếm như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, công,... còn được bảo tồn tại các vườn quốc gia (Ba Bể, Tam Đảo, Cát Bà,...).
- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, theo khu vực.
g. Khoáng sản
Rất đa dạng, gồm các loại tiêu biểu như:
- Than đá ở Quảng Ninh, Thái Nguyên; than nâu ở đồng bằng sông Hồng.
- Sắt ở Thái Nguyên; chì - kẽm ở Bắc Kạn; thiếc ở Cao Bằng; khí tự nhiên ở bể Sông Hồng,...
2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
a. Phạm vi, ranh giới
- Phạm vi: gồm khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng biển duyên hải Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế.
- Ranh giới của miền từ ranh giới với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã.
b. Địa hình và đất
- Địa hình:
+ Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, bị chia cắt mạnh và hiểm trở nhất nước ta. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng theo hướng tây bắc - đông nam, có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo,....
+ Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.
+ Đồng bằng nhỏ và bị chia cắt.
- Đất đa dạng:
+ Nhóm đất feralit trên đá vôi và feralit trên các loại đá khác phổ biến ở vùng đồi núi.
+ Đất phù sa chủ yếu ở các đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
c. Khí hậu
- Đặc trưng về khí hậu của miền là sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần và biên độ nhiệt độ giảm từ Bắc vào Nam.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa Đông Bắc vào khu vực Tây Bắc => Mùa đông ở Tây Bắc ấm và ngắn hơn Đông Bắc.
- Do tác động bức chắn của dãy Trường Sơn Bắc, hình thành gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ.
d. Sông ngòi
- Các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Cả,... chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Những sông nhỏ, dốc, bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra Biển Đông.
e. Sinh vật
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự hội tụ của nhiều luồng sinh vật, đặc biệt là luồng Hi-ma-lay-a - Vân Quý, Ấn Độ - Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a.
- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, thành phần thực vật phương Nam chiếm ưu thế ở khu vực Trường Sơn Bắc.
g. Khoáng sản
Một số loại khoáng sản tiêu biểu như sắt ở Hà Tĩnh; đồng ở Sơn La, Lào Cai; a-pa-tít ở Lào Cai; crôm ở
Thanh Hóa; thiếc ở Nghệ An; vật liệu xây dựng ở nhiều địa phương....
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây