Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 3. Giới thiệu về đất trồng SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất.
- Trên đất có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm thực vật.
- Hình thành từ đá mẹ, chịu tác động của:
+ Khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người.
Câu hỏi:
@205848507857@
II. CÁC THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG
1. Phần lỏng
- Chủ yếu là nước.
- Vai trò:
+ Cung cấp nước, hòa tan chất dinh dưỡng cho cây.
+ Giữ ẩm và làm môi trường trao đổi chất.
+ Nguồn nước gồm: nước mưa, nước ngầm, nước tưới.
2. Phần rắn
- Gồm chất vô cơ (95%) và chất hữu cơ (<5%).
- Vai trò:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali,...).
+ Làm giá đỡ giúp cây đứng vững.
3. Phần khí
- Gồm các khí như: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước,...
- Vai trò:
+ Tham gia hô hấp của rễ cây.
+ Hỗ trợ hoạt động của vi sinh vật đất.
4. Sinh vật đất
- Gồm: giun, côn trùng, vi sinh vật, động vật nguyên sinh,...
- Vai trò:
+ Cải tạo đất, phân giải chất hữu cơ.
+ Tạo dinh dưỡng cho cây trồng.
Câu hỏi:
@205848508645@@205848509710@@205848510174@
III. KEO ĐẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT
1. Keo đất
a. Khái niệm
- Là các hạt đất rất nhỏ (~1 μm), không tan trong nước, tồn tại ở trạng thái huyền phù.
- Vai trò: Quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học của đất.
b. Cấu tạo
Gồm hai phần chính:
- Nhân keo (trong cùng).
- Lớp điện kép (gồm):
+ Tầng ion quyết định: Gần nhân keo, quyết định điện tích của keo đất.
+ Tầng ion bù: Gồm ion trái dấu với tầng quyết định, có thể khuếch tán.
→ Giúp trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
Câu hỏi:
@205848511674@
2. Một số tính chất của đất trồng
a. Thành phần cơ giới của đất
Phần vô cơ gồm các hạt có kích thước khác nhau:
- Cát: hạt lớn (0,02 mm - 2 mm).
- Limon: hạt trung bình (0,002 mm - 0,02 mm).
- Sét: hạt nhỏ (< 0,002 mm).
- Tỉ lệ các hạt tạo nên thành phần cơ giới, ảnh hưởng đến:
+ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
- Phân loại đất theo cơ giới:
+ Đất cát: tỉ lệ hạt cát lớn.
+ Đất thịt: tỉ lệ cân đối.
+ Đất sét: tỉ lệ hạt sét lớn.
- Có thể có dạng trung gian như: cát pha thịt, đất thịt nhẹ,...
b. Phản ứng của dung dịch đất
- Đất chua (pH < 6,6):
+ Do nồng độ \(H_{}^{+}\)lớn hơn \(OH_{}^{-}\).
+ Gây ảnh hưởng xấu đến:
- Hệ sinh vật đất.
- Khả năng cung cấp dinh dưỡng.
- Cân bằng chất hữu cơ và vô cơ.
- Đất kiềm (pH > 7,5):
+ Do nồng độ \(OH_{}^{-}\) lớn hơn \(H_{}^{+}\).
+ Gây hại:
- Làm đất kém dẻo, khó giữ nước và chất mùn bị rửa trôi.
- Không khí và nước trong đất không điều hòa.
- Không thích hợp cho cây phát triển.
- Đất trung tính (pH từ 6,6 đến 7,5):
+ \(H_{}^{+}\) và \(OH_{}^{-}\)cân bằng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho:
- Cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Hệ sinh vật đất hoạt động hiệu quả.
Câu hỏi:
@205848512553@@205848514517@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây