Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt SVIP
I. SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT
- Chất thải trồng trọt nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.
- Vì vậy, việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh:
+ Vừa có tác dụng bảo vệ môi trường.
+ Vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.
- Quy trình sản xuất gồm các bước cơ bản sau:
a. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt, diện tích đủ rộng để:
+ Tạo đống ủ phù hợp với lượng chất thải trồng trọt cần ủ.
- Cần đào hố, nén chặt đáy hố rồi trải bạt hoặc nylon dưới đáy.
b. Bước 2: Xử lí nguyên liệu
- Chất thải trồng trọt:
+ Chất thải hữu cơ như rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê,…
→ Được thu gom và tập kết tại đống ủ, loại bỏ nylon, đất,...
c. Bước 3: Ủ nguyên liệu
- Xếp chất thải trồng trọt thành từng lớp dày khoảng 20 - 30 cm:
+ Trên mỗi lớp bổ sung lượng chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
d. Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đống ủ
- Sau khi ủ vài ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên khoảng 40°C - 50°C.
- Nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần.
- Vì vậy cứ khoảng 7 - 10 ngày sẽ tiến hành kiển tra, đảo trộn.
- Đảo trộn đống ủ:
+ Từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để khối ủ đồng đều.
+ Cung cấp thêm oxygen.
+ Giải phóng bớt nhiệt để vi sinh vật tiếp tục hoạt động, phân hủy.
e. Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật
- Sau khi kết thúc quá trình ủ (khoảng 42 - 45 ngày) sẽ thu được phân bón hữu cơ và có thể sử dụng trực tiếp để:
+ Bón cho cây trồng hoặc kết hợp bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh.
II. SẢN XUẤT THỨC ĂN Ủ CHUA CHO TRÂU, BÒ TỪ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT
- Ở nước ta, hằng năm vào mùa đông giá rét, trâu, bò thường thiếu thức ăn.
- Việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt (rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc,…) có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa; giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không ủ.
- Ngoài ra, việc ủ rơm, rạ, thân cây ngô,… còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.
- Quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt gồm ba bước cơ bản sau:
a. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 100 kg chất thải trồng trọt (rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc,…) được nhặt sạch tạp chất và dùng máy (hoặc băm tay) để làm nhỏ.
- Mật rỉ đường (khoảng 5 kg). Có thể thay thế bằng 5 - 10 kg cám ngô hoặc cám gạo.
- Muối ăn (khoảng 0,5 - 1 kg) để bổ sung chất khoáng cần thiết cho gia súc.
- Chế phẩm vi sinh vật: Bổ sung với tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
b. Bước 2: Trộn nguyên liệu
- Rải từng lớp chất thải trồng trọt lên bạt rồi cho thêm các nguyên liệu còn lại với tỉ lệ phù hợp và trộn đều.
c. Bước 3: Ủ nguyên liệu
- Ủ bằng túi ủ:
+ Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt.
+ Cho từng lớp nguyên liệu cao khoảng 15 - 20 cm vào túi:
-
Dùng tay nén chặt (chú ý cần nén toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc).
-
Sau đó tiếp tục cho lớp tiếp theo vào nén tiếp.
+ Dùng dây buộc chặt túi, đặt nơi khô ráo, thoáng mát.
- Ủ với hố ủ:
+ Đáy hố được lót bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa hoặc túi nylon.
+ Cho nguyên liệu vào hố tương tự như cho vào túi ủ, khi đầy hố thì:
-
Phủ thêm một lớp rơm và tiến hành phủ kín bằng hạt.
-
Đảm bảo không khí và nước mưa không lọt vào.
- Sau khoảng một tháng ủ, có thể lấy ra làm thức ăn cho trâu, bò.
- Thức ăn sau khi ủ có thể bảo quản được khoảng 3 - 4 tháng.
III. CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
- Công nghệ vi sinh có vai trò rất quan trọng trong việc xử lí và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Các chế phẩm vi sinh được sản xuất từ các chủng vi sinh vật hữu ích thuộc nhóm Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces,… có khả năng phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ thành mùn.
+ Đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi sinh vật gây thối, nhờ đó làm giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường.
- Ngoài ra, công nghệ vi sinh còn tạo ra các loại phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường để:
+ Thay thế phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong trồng trọt.
→ Qua đó:
+ Giúp hạn chế được ô nhiễm môi trường.
+ Góp phần bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây