Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 27. Khai thác nguồn lợi thủy sản tiết 2 SVIP
2. Lưới rê
- Là phương pháp khai thác thủy sản thụ động.
- Hoạt động theo nguyên lí:
+ Lưới được thả chắn ngang đường di chuyển của thủy sản.
+ Thủy sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
a. Chuẩn bị
Chuẩn bị ở bờ:
- Kiểm tra:
+ Tàu, máy, lưới.
+ Các ngư cụ khác.
→ Đảm bảo cho quá trình khai thác.
- Chuẩn bị:
+ Xăng dầu.
+ Nước đá, muối.
+ Thực phẩm.
+ Thuốc chữa bệnh,...
→ Đầy đủ cho một chuyến khai thác.
Chuẩn bị ở ngư trường:
- Đo đạc hoặc dự đoán:
+ Độ sâu ngư trường.
+ Độ sâu mà đối tượng khai thác có thể xuất hiện.
+ Điều chỉnh dây phao ganh nhằm đưa lưới đến đúng độ sâu mà đối tượng thủy sản đang hoạt động.
- Dự đoán hướng di chuyển của đàn thủy sản để phục vụ cho việc thả lưới.
- Xem xét:
+ Hướng dòng chảy.
+ Hướng gió.
+ Tốc độ của gió và nước.
→ Lựa chọn độ dài và hướng thả lưới phù hợp, sao cho lưới không bị vướng vào chân vịt của tàu.
b. Thả lưới
- Giảm tốc độ của tàu trước khi thả lưới.
- Điều khiển:
+ Hướng thả lưới ngang với dòng chảy.
+ Xuôi hoặc ngược với hướng gió.
+ Đảm bảo lưới không bị rối.
+ Không bị vướng vào chân vịt của tàu.
c. Ngâm lưới
- Sau khi thả, lưới được ngâm hoặc trôi trong nước.
→ Đây cũng chính là thời gian khai thác.
- Thời gian ngâm lưới thường kéo dài từ 2 đến 4 giờ.
- Trong thời gian ngâm lưới cần cử người theo dõi:
+ Quan sát lưới và tình hình xung quanh.
d. Thu lưới và bắt thủy sản
- Là công đoạn cần nhiều người tham gia.
- Một người điều khiển tàu chạy dọc theo chiều dài giềng phao với tốc độ phù hợp để giúp:
+ Thu lưới nhanh.
+ Giảm được lực kéo lưới.
- Khoảng 3 - 4 người kéo lưới.
+ Khoảng 1 - 2 người gỡ thủy sản.
- Kéo lưới đến đâu tiến hành gỡ đến đó.
+ Nếu gỡ không hết trong quá trình thu lưới thì sẽ gỡ tiếp sau khi thu lưới xong.
- Khi bắt thủy sản cần chú ý tình trạng thủy sản.
→ Xác định thời điểm thả lưới thích hợp cho lần sau.
3. Lưới vây
- Là phương pháp khai thác thủy sản chủ động.
- Hoạt động theo nguyên lí:
+ Lọc nước bắt thủy sản.
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị cho chuyến khai thác:
+ Xăng dầu.
+ Lương thực.
+ Thực phẩm.
- Kiểm tra:
+ Tình trạng lưới.
+ Các ngư cụ phục vụ chuyến khai thác.
+ Tiến hành nếu cần thiết:
-
Sửa chữa.
-
Thay mới.
b. Thăm dò thủy sản
- Thăm dò dựa vào kinh nghiệm của người khai thác thông qua việc:
+ Quan sát màu nước biển.
+ Hoạt động của sinh vật săn mồi,...
- Sử dụng các thiết bị để thăm dò nhằm xác định mật độ của đàn thủy sản.
- Kết hợp cả hai.
c. Thả lưới
- Sau khi thăm dò:
+ Cho tàu đến gần vị trí hoạt động tập trung của thủy sản.
+ Giữ khoảng cách phù hợp để thủy sản không phát hiện được.
- Phán đoán nhanh các thông số cần thiết như:
+ Hướng và tốc độ di chuyển của đàn thủy sản.
+ Bản kinh hoạt động của đàn thủy sản.
+ Tình hình sóng và gió tại thời điểm thả lưới,...
→ Để chọn vị trí và hướng thả lưới thích hợp.
- Tiến hành thả lưới sao cho đạt hiệu quả bủa vây cao nhất.
- Chú ý: Tùy thuộc vào loài thủy sản, trước khi thả lưới có thể:
+ Sử dụng nguồn sáng nhân tạo:
-
Đèn điện.
-
Đèn hơi đốt,...
→ Tập trung đàn thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt.
d. Thu lưới và bắt thủy sản
- Sau khi kết thúc thả lưới thì tiến hành thu lưới.
- Khi chỉ còn phần tùng lưới nằm lại trong nước:
+ Tiến hành bắt thủy sản bằng dụng cụ chuyên dụng (vợt, bơm hút,...).
- Sau khi đã bắt thủy sản xong, tiến hành rửa và cho vào hầm chứa.
4. Câu
- Là phương pháp khai thác thủy sản có:
+ Tính chọn lọc cao.
+ Không tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường.
+ Ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp,...
- Thường có hai hình thức câu là:
+ Câu có mồi.
+ Câu không có mồi.
- Câu có mồi là:
+ Sử dụng mồi móc vào lưỡi câu.
+ Đưa đến gần khu vực có cá.
+ Cá ăn mồi sẽ mắc câu.
- Câu không có mồi là:
+ Sử dụng dây câu có mật độ lưỡi cao và sắc.
+ Được thả chặn ngang đường di chuyển của cá.
+ Cá đi qua vùng thả câu mắc lưỡi câu vào dây câu.
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đầy đủ:
+ Dụng cụ:
-
Cần câu.
-
Dây.
-
Lưỡi câu,...
+ Mồi câu:
-
Đối với câu có mồi.
+ Dụng cụ thu cá,...
b. Thả câu
- Tùy thuộc vào hình thức câu, có các kĩ thuật thả câu khác nhau sao cho dây câu không bị vướng.
+ Mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp.
- Thời gian thả câu tùy thuộc vào loài thủy sản khai thác.
- Ví dụ:
+ Câu mực thả câu vào ban đêm.
+ Câu các loài cá gần bờ thả câu vào khoảng 1 - 2 giờ khi:
-
Thủy triều xuống.
-
Thủy triều lên.
c. Ngâm câu
- Mục đích của ngâm câu là:
+ Chủ yếu để giữ mồi ăn mồi.
+ Di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu.
- Thời gian ngâm câu tùy thuộc vào:
+ Hình thức câu.
+ Loài thủy sản khai thác.
d. Thu câu (thu dây câu) và bắt thủy sản
- Thu câu sao cho thủy sản không làm đứt dây câu:
+ Kéo dây khi chùng.
+ Dừng lại khi căng,...
- Khi bắt thủy sản lên mặt nước:
+ Dùng dụng cụ thích hợp (vợt, xiên, tay,...) để thu thủy sản.
- Đối với những loài thủy sản có kích thước lớn (cá ngừ đại dương, cá mập,...) để đưa cá lên tàu dùng:
+ Tời.
+ Cẩu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây