Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 26. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt SVIP
I. KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường (đất, nước, không khí) theo chiều hướng xấu, vượt ngưỡng cho phép. Sự ô nhiễm này gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và hệ sinh thái.
II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón: Trong quá trình trồng trọt, con người sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… để bảo vệ và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định,…), thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hóa học) sẽ thẩm vào đất, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
Chất thải trồng trọt: Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật,…) nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
III. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Các chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong đất trồng, nước tưới sẽ làm ức chế quá trình sinh trưởng và giảm năng suất cây trồng, gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất,…). Nếu bị ô nhiễm nặng, có thể làm cho các sinh vật này bị chết, dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.
Hoạt động đốt các phần thừa của cây trồng (rơm, rạ, thân ngô, lá mía,…) trên đồng ruộng sinh ra khói, bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật, cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học cũng là biện pháp để bảo vệ môi trường và là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Chất thải trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lý phù hợp, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây