Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 24. Hệ thống truyền lực (tiết 1) SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Nhiệm vụ và phân loại
* Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ:
- Truyền và biến đổi mômen từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động.
- Ngắt mômen trong khoảng thời gian nhất định khi dừng xe.
- Đảo chiều mômen khi lùi xe.
* Hệ thống truyền lực được phân loại dựa theo:
- Cách truyền và biến đôi mômen, chia ra các loại:
+ Cơ khí.
+ Thuỷ lực.
+ Điện.
+ Liên hợp (thuỷ cơ, điện cơ).
- Vị trí động cơ và cầu chủ động, chia ra các loại:
+ Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau.
+ Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt trước.
+ Động cơ đặt sau – cầu chủ động đặt sau.
+ Nhiều cầu chủ động.
2. Cấu tạo
Hệ thống truyền lực có cấu tạo bao gồm một số bộ phận chính như sau:
- Li hợp:
+ Nhiệm vụ truyền hoặc ngắt dòng truyền mômen trong những trường hợp cần thiết.
- Hộp số:
+ Nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền mômen trong thời gian dài tuỳ ý.
- Truyền lực các đăng có nhiệm vụ:
+ Truyền mômen từ hộp số đến truyền lực chính của câu chủ động (đối với hệ thống truyền lực có động cơ đặt trước - cầu sau chủ động).
+ Từ hộp số đến các bánh xe chủ động (đối với hệ thống truyền lực có động cơ đặt trước - cầu trước chủ động).
- Truyền lực chính, vi sai và bán trục:
+ Nhiệm vụ truyền, tăng mômen và phân phối mômen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
3. Nguyên lí làm việc
* Chú thích:
1. Động cơ | 5. Truyền lực chính, bộ vi sai |
2. Li hợp | 6. Bán trục |
3. Hộp số | 7. Bánh xe cầu sau |
4. Truyền lực các đăng | 8. Bánh xe cầu trước |
* Đối với hệ thống truyền lực động cơ đặt trước - cầu sau chủ động:
- Khi li hợp (2) đóng, mômen được truyền từ động cơ (1) qua li hợp (2) đến hộp số (3) qua truyền lực các đăng (4).
- Sau đó đến truyền lực chính, bộ vi sai (5) và các bán trục (6) và đến bánh xe cầu sau (7).
II. LI HỢP
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Li hợp đặt giữa động cơ và hộp số có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt mômen từ động cơ đến hộp số trong những trường hợp cần thiết (khởi động, chuyển số,...).
- Có nhiều loại li hợp như:
+ Li hợp ma sát.
+ Li hợp thuỷ lực.
+ Li hợp điện từ.
- Trong đó, li hợp ma sát được sử dụng phổ biến trên ô tô.
2. Cấu tạo
* Chú thích:
1. Bánh đà | 7. Lò xo hồi vị |
2. Đĩa ma sát | 8. Đòn dẫn động |
3. Đĩa ép | 9. Trục li hợp |
4. Lò xo ép | 10. Càng mở |
5. Ổ bi tì | 11. Vỏ lí hợp |
6. Bàn đạp li hợp | 12. Đòn mở |
* Li hợp ma sát có cấu tạo gồm:
- Phần chủ động gồm:
+ Bánh đà.
+ Vỏ li hợp.
+ Đĩa ép.
+ Lò xo ép.
- Phần bị động gồm:
+ Trục li hợp, đĩa ma sát được lắp khớp then hoa với trục li hợp.
- Phần điều khiển gồm các chi tiết liên kết từ bàn đạp, đòn dẫn động, càng mở, ổ bi tì, đòn mở.
3. Nguyên lí làm việc
- Trạng thái đóng:
+ Khi người lái không tác động lên bàn đạp (6), lò xo ép (4) đẩy đĩa ép (3) và đĩa ma sát (2) vào mặt đầu bánh đà (1).
+ Khi đó, bánh đà (1), đĩa ma sát (2) và đĩa ép (3) tạo thành một khối cứng.
+ Mômen động cơ được truyền từ cụm bánh đà và đĩa ép tới đĩa ma sát, qua khớp then hoa của đĩa ma sát truyền đến trục li hợp (9).
- Trạng thái mở:
+ Khi người lái tác động lên bàn đạp (6), lực truyền qua đòn dẫn động li hợp (8) và càng mở (10) đẩy ổ bi tì (5) dịch chuyển sang trái, ép vào đầu của đòn mở (12) thắng được lực của lò xo ép (4) kéo đĩa ép (3) sang phải làm đĩa ma sát (2) tách ra khỏi bánh đà (1) ngắt dòng mômen từ bánh đà (1) đến trục li hợp (9).
III. Hộp số
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Trong hệ thống truyền lực, hộp số nằm giữa li hợp và truyền lực các đăng.
- Hộp số có nhiệm vụ:
+ Thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô.
+ Đảo chiều của mômen để xe có thể đi lùi.
+ Ngắt mômen trong thời gian nhất định giữa li hợp và truyền lực các đăng khi khởi động, dừng xe,...
- Có nhiều loại hộp số được sử dụng trên ô tô.
- Theo phương pháp điều khiển chia thành:
+ Hộp số điều khiển bằng tay.
+ Hộp số điều khiển tự động,...
2. Cấu tạo
- Hộp số có cấp có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận, chi tiết tuỳ thuộc vào dạng hộp số.
- Cấu tạo của hộp số có cấp 4 số tiến gồm:
+ Trục chủ động (I).
+ Trục bị động (III).
+ Trục trung gian (II).
+ Trục số lùi (IV).
+ Cụm cần số và các bộ đồng tốc (G1, G2, G3).
- Chú thích:
1, 2, 3, 10. Bánh răng bị động | II. Trục trung gian |
4. Bánh răng chủ động | III. Trục bị động |
5, 6, 7, 8, 9. Bánh răng trung gian | IV. Trục số lùi |
11. Bánh răng số lùi | G1, G2, G3. Các bộ đồng tốc |
I. Trục chủ động |
- Các cặp bánh răng 4-5, 3-6, 2-7 và 1-8 luôn ăn khớp với nhau và có tỉ số truyền khác nhau.
+ Các bánh răng (1), (2), (3) quay trơn trên trục (III).
+ Bánh răng (11) quay trơn trên trục (IV).
+ Bánh răng (4) chế tạo liền trục với trục (I);
+ Các bánh răng (5), (6), (7), (8) và (9) lắp khớp then hoa với trục (II).
+ Moay ơ của các bộ đồng tốc G1, G2 lắp khớp then hoa với trục (III).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây