Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 23. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản SVIP
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH THỦY SẢN
- Nhiều bệnh ở các loài thủy sản có tính lây lan nhanh.
+ Gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nếu không phát hiện kịp thời.
- Để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng cần:
+ Công tác kiểm dịch đàn thủy sản bố mẹ, đàn giống trước khi thả nuôi.
+ Theo dõi sức khỏe trong quá trình nuôi.
- Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học như:
+ Kĩ thuật PCR, kit chẩn đoán nhanh.
+ Nhiều loại bệnh thủy sản nguy hiểm đã được phát hiện sớm và chính xác.
+ Việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao.
+ Hạn chế dịch bệnh bùng phát.
+ Giảm thiểu thiệt hại do người nuôi.
1. Kĩ thuật PCR
- Kĩ thuật PCR đã được ứng dụng rộng rãi trong việc phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh thủy sản như:
+ Phát hiện virus gây bệnh trên tôm:
-
Đốm trắng.
-
Bệnh hoại tử cơ,...
+ Virus gây bệnh Herpesvirus trên cá koi.
+ Virus gây bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ,...
- Quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thủy sản gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Thu mẫu thủy sản.
+ Bước 2: Tách chiết DNA tổng số.
+ Bước 3: Nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR.
+ Bước 4: Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
2. Kit chẩn đoán
- Kit chẩn đoán hay còn gọi là que thử nhanh là:
+ Dụng cụ chẩn đoán được tích hợp các thành phần cần thiết.
+ Để phát hiện tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm một cách định tính.
+ Kết quả nhanh và thực hiện dễ dàng tại hiện trường.
- Một số kit đã được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh thủy sản như kit chẩn đoán:
+ Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển.
+ Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trên tôm.
+ Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu trên cá hồi vân.
- Quy trình chẩn đoán bệnh thủy sản bằng kit gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Thu mẫu thủy sản.
+ Bước 2: Bổ sung dung dịch đệm.
+ Bước 3: Nghiền mẫu.
+ Bước 4: Hút dịch mẫu.
+ Bước 5: Cho mẫu vào kit test nhanh.
+ Bước 6: Đọc kết quả sau 15 phút.
→ Kết quả:
+ Dương tính.
+ Âm tính.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT VACCINE
- Trong nuôi trồng thủy sản, vaccine và hoá dược sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thủy sản.
- Nhược điểm của loại vaccine này là:
+ Chi phí sản xuất cao.
+ Thời gian bảo hộ ngắn.
→ Thường xuyên phải sử dụng nhắc lại.
- Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, vaccine DNA đã ra đời, đây là bước đột phá lớn so với các vaccine truyền thống.
- Vaccine DNA có ưu điểm là:
+ Tính ổn định cao.
+ Chi phí sản xuất thấp hơn vaccine vô hoạt.
+ Không chứa tác nhân gây bệnh.
→ Tính an toàn cao hơn vaccine truyền thống.
- Quy trình sản xuất vaccine DNA phòng bệnh cho cá gồm các bước cơ bản:
+ Bước 1: Phân lập mầm bệnh.
+ Bước 2: Tách gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 3: Gắn gene mã hóa kháng nguyên vào plasmid và gắn vào hệ gene vi khuẩn.
+ Bước 4: Tăng sinh vi khuẩn chưa plasmid đã gắn gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 5: Tinh sạch plasmid chứa gene mã hóa kháng nguyên.
+ Bước 6: Bổ sung chất ổn định, đóng chai.
+ Bước 7: Tiêm vaccine cho cá.
III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH
- Một số vi khuẩn có lợi có khả năng cạnh tranh hoặc sản sinh ra:
+ Các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh.
+ Tăng cường miễn dịch cho động vật thủy sản.
- Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
+ Các nhà khoa học đã phân lập.
+ Tuyển chọn các chủng vi sinh vật có đặc tính trên.
→ Để sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thủy sản.
- Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thủy sản gồm các bước:
+ Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thủy sản.
+ Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.
+ Bước 3: Phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
+ Bước 4: Đóng gói, bảo quản và sử dụng.
✿ Công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm thảo dược.
- Rất nhiều loại thảo dược:
-
Tỏi, thanh hao hoa vàng.
-
Hương nhu trắng.
-
Trầu không, thanh táo,...
→ Đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản.
- Đặc tính của các loại thảo dược là:
+ Chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính kháng bệnh cao:
-
Allicin.
-
Polyphenols.
-
Steroids,...
+ Khả năng tăng cường miễn dịch cho động vật thủy sản.
- Ưu điểm của chế phẩm thảo dược là:
+ Có thể dùng để phòng, trị bệnh.
+ An toàn cho con người.
+ Thân thiện với môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây