Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 23. Công nghệ vi sinh về bảo vệ môi trường trong trồng trọt SVIP
1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRỒNG TRỌT
1.1. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng
- Chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất do:
+ Cung cấp hệ vi sinh vật có ích thúc đẩy khả năng cố định đạm, phân giải lân, phân hủy độc tố,… cho đất.
+ Tiêu diệt mầm bệnh trong đất (Trichoderma, Streptomyces, Bacillus sp.,…).
+ Tăng cường khả năng giữ nước, chống xói mòn đất (Lipomyces).
- Chế phẩm vi sinh được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng lỏng.
- Xử lí đất bằng chế phẩm vi sinh vào thời điểm trước hoặc sau khi trồng cây.
1.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước
- Chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường nước do:
+ Có chứa các vi sinh vật hiếu khí, kị khí (Saccharomyces, Nitrosomonas, Bacillus,…) có khả năng:
-
Phân hủy chất hữu cơ, chất gây ô nhiễm trong nước.
-
Khử mùi hôi, tiêu diệt mầm bệnh, ức chế vi khuẩn có hại để làm sạch nước.
-
Tăng hàm lượng oxygen trong nước.
- Xử lí nước với chế phẩm vi sinh bằng cách rắc hoặc đổ chế phẩm trực tiếp xuống nước.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH XỬ LÍ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT
2.1. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng
- Quy trình ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh:
Thu gom, tập kết nguyên liệu và bố trí đống ủ → Bổ sung chế phẩm, độ ẩm và đậy bạt → Trở thành phân hữu cơ sau (42 - 45 ngày) → Hoàn trả dinh dưỡng về cho đất.
- Chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm làm phân bón:
+ Có chứa vi khuẩn thuộc chi Bacillus, chi Streptomyces, nấm đối kháng Trichoderma,… có tác dụng:
-
Thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ:
-
Rơm, rạ.
-
Vỏ cà phê.
-
Thân cây ngô, khoai,...
-
-
Rút ngắn thời gian ủ phân.
-
Tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
- Pha chế phẩm vi sinh với nước theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tưới đều chế phẩm lên đống ủ và che phủ bằng bạt hoặc nylon.
2.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi
- Chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt thành thức ăn chăn nuôi có các:
+ Vi sinh vật lợi khuẩn (vi khuẩn lactic, vi khuẩn thuộc chi Bacillus, chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae,…) có tác dụng ủ chua:
+ Cải thiện được thành phần dinh dưỡng, hệ số tiêu hóa.
+ Giảm lượng độc tố.
- Xử lí phụ phẩm bằng cách trộn chế phẩm vi sinh và ủ.
- Quy trình xử lí phụ phẩm:
+ Bước 1. Chuẩn bị phụ phẩm (làm sạch, cắt nhỏ, phơi khô).
+ Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ ủ (hố, chum, vại, túi,…).
+ Bước 3. Phối trộn nguyên liệu (cám gạo, muối, rỉ mật, phụ phẩm, men vi sinh vật).
+ Bước 4. Ủ.
+ Bước 5. Thành phẩm: Thức ăn cho gia súc.
3. Ủ CHUA PHỤ PHẨM TRỒNG TRỌT THÀNH THỨC ĂN CHO TRÂU, BÒ
1. Chuẩn bị
- Nguyên liệu:
+ Một số phụ phẩm trồng trọt:
-
Bã mía.
-
Rơm.
-
Lá và thân cây sắn.
-
Ngô đậu rau.
-
Vỏ trấu.
-
Cám gạo.
-
Bột ngô.
+ Men vi sinh.
- Dụng cụ:
+ Dao, thớt, kéo.
+ Thùng ủ (có thể tích từ 10 - 120 lít).
+ Túi nylon ủ.
+ Dây buộc miệng túi.
2. Quy trình thực hiện
- Bước 1. Làm sạch phụ phẩm (loại bỏ đất, cắt; bỏ phần hư hỏng, thối,…), cắt các phụ phẩm có kích thước lớn thành những đoạn nhỏ dưới 10 cm.
- Bước 2. Phối trộn nguyên liệu
+ Nguyên liệu được phối trộn theo công thức:
-
100 kg phụ phẩm + 1 lít men vi sinh + 5 - 6 kg cám gạo hoặc bột ngô.
+ Các nguyên liệu cần được trộn đều.
- Bước 3. Ủ nguyên liệu
+ Cho hỗn hợp đã được trộn đều vào thùng ủ hoặc túi nylon ủ.
+ Hỗn hợp ủ cách miệng thùng hoặc túi ủ ít nhất 15 cm.
+ Đậy nắp thùng ủ hoặc buộc chặt miệng túi ủ.
- Chú ý:
+ Trước khi buộc túi cần đẩy hết không khí ra khỏi túi ủ để tránh không bị hỏng hoặc nhiễm nấm gây bệnh.
+ Đặt thùng ủ hoặc túi ủ ở nơi vị trí ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
+ Nếu nhiệt độ lớn hơn 30°C thì ủ trong 24 - 36 giờ, nhiệt độ dưới 25°C thì ủ trong thời gian 36 - 48 giờ.
+ Tuyệt đối không để quá trình lên men xảy ra nhanh bằng cách trực tiếp lên túi ủ.
- Bước 4. Kiểm tra thành phẩm thức ăn ủ chua.
3. Đánh giá kết quả
- Yêu cầu:
+ Thực hiện đúng các bước quy trình.
+ Thức ăn có mùi thơm và chua nhẹ.
- Đánh giá kết quả: Theo mẫu bảng.
Chỉ tiêu đánh giá | Kết quả đánh giá | ||
Tốt | Đạt | Không đạt | |
Thực hiện quy trình | ? | ? | ? |
Sản phẩm | ? | ? | ? |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây