Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 21. Thương mại và du lịch (phần 2) SVIP
II. Du lịch
1. Sự phát triển ngành du lịch
-
Du lịch nước ta được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác.
-
Doanh số khách du lịch tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2009.
-
Do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và số khách du lịch đang dần phục hồi.
Bảng 21.2. SỐ KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 - 2022
Năm | 2000 | 2010 | 2019 | 2022 |
Khách du lịch lữ hành *(triệu lượt người) - Trong nước - Quốc tế |
2,3 0,9 1,4 |
7,8 5,4 2,4 |
17,5 11,8 5,7 |
10,0 7,4 2,6 |
Doanh thu của các cơ sở lữ hành (nghìn tỷ đồng) |
1,2 | 15,5 | 44,7 | 35,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2013, 2016, 2022;
* không bao gồm khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài)
- Một số loại hình du lịch nổi bật của nước ta là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.
- Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đô thị và du lịch khám phá đang phát triển nhanh.
- Thị trường quốc tế của Việt Nam mở rộng, trọng điểm là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương và các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Nam Âu, Nam Á.
- Nước ta chú trọng phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tài nguyên và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và du lịch thông minh.
2. Phân hóa lãnh thổ du lịch
- Tổ chức lãnh thổ du lịch nước ta gồm 7 vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch,…
- Các trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức không gian du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.
Vùng du lịch | Sản phẩm du lịch đặc trưng |
---|---|
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
+ Du lịch về nguồn (Đền Hùng, Điện Biên Phủ,…). + Tham quan tìm hiểu bản thân văn hóa dân tộc, hệ sinh thái núi cao, hang động (Hà Giang, Sa Pa, Mộc Châu,…). + Nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần (Mẫu Sơn, Hòa Bình,…). + Thể thao, khám phá, du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu (Lào Cai, Đồng Đăng). |
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc | Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, biển đảo (Hạ Long – Cát Bà, Vân Đồn,…), sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp. |
Bắc Trung Bộ |
+ Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa (Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Kim Liên,…), biển đảo (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô – Cảnh Dương,…). + Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái (Bến En, Bạch Mã, Phong Nha – Kẻ Bàng). + Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu (Cầu Treo, Lao Bảo). |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
+ Du lịch biển đảo (Sơn Trà, Nha Trang, Phú Quý,…). + Tham quan di tích (Hội An, Mỹ Sơn) kết hợp nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn). |
Tây Nguyên |
+ Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. + Nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên (Đà Lạt, Yok Đôn). + Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển (Bờ Y, Măng Đen, Ialy). |
Đông Nam Bộ | Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí, nghỉ dưỡng biển (Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo), giải trí cuối tuần (Cần Giờ, Vũng Tàu), thể thao (núi Bà Đen), mua sắm, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu (Mộc Bài). |
Đồng bằng sông Cửu Long | Du lịch sinh thái (Tràm Chim, U Minh,…), biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên), văn hóa, lễ hội. |
(Nguồn: Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”)
3. Du lịch với sự phát triển bền vững
Phát triển du lịch bền vững nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia và không làm tổn hại nhu cầu du lịch trong tương lai.
-
Du lịch tác động đến kinh tế, xã hội môi trường. Du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát huy lợi thế của địa phương và tăng cường liên kết khu vực.
-
Du lịch làm tăng giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
-
Du lịch thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội.
-
Du lịch góp phần gìn giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên sinh thái, di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
-
Phát triển bền vững giúp du lịch phát triển hiệu quả, lâu dài. Kinh tế phát triển, chất lượng, cuộc sống người dân tăng lên, thúc đẩy nhu cầu và hiện đại hóa ngành du lịch.
-
Các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian, sự đa dạng sinh thái được bảo tồn làm đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị hoạt động du lịch.
-
Môi trường xanh, sạch, góp phần làm phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây