Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản SVIP
I. CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS)
1. Khái niệm
- Là công nghệ nuôi tái sử dụng nguồn nước.
- Phần lớn nước thải sau khi nuôi sẽ được xử lí và quay trở lại hệ thống nuôi trong một quy trình khép kín.
![Nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn.olm Công nghệ 12, RAS, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_66965462c4761.jpg)
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Năng suất cao, tiết kiệm nước.
- Đảm bảo an toàn sinh học.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi.
- Kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.
![Na Uy nuôi cá hồi bằng công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn.olm Công nghẹ 12, cá hồi, RAS, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_669656c57efa9.jpg)
nuôi thủy sản tuần hoàn.olm
Hạn chế:
- Chỉ áp dụng cho các loài nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao:
+ Yêu cầu vận hành tốn năng lượng lao động (điện năng).
+ Cần nguồn nhân lực có trình độ để vận hành công nghệ.
3. Thành phần và nguyên lí hoạt động
- Thành phần cơ bản của hệ thống nuôi tuần hoàn gồm 5 loại bể:
+ Bể nuôi.
+ Bể lọc cơ học.
+ Bể chứa chất thải hoàn tan.
+ Bể lọc sinh học.
+ Bể chứa nước sạch sau khi xử lí.
- Trong hệ thống nuôi tuần hoàn, nước từ bể nuôi (1) sẽ đi vào bể lọc cơ học và được lọc bằng trống lọc (2).
- Tại đây, phần lớn chất thải rắn trong nước thải sẽ được giữ lại và loại bỏ:
+ Nước sau khi lọc cơ học sẽ được đưa vào bể chứa (3).
- Nước từ bể chứa (3) sẽ được bơm vào bể lọc sinh học có giá thể chứa vi khuẩn (4):
+ Tại đây các chất độc trong nước (như \(H_2S\), \(NO_2\)-, \(NH_3\)+,...) sẽ được vi sinh vật chuyển hóa thành những chất không độc.
+ Đồng thời được bổ sung oxygen hoà tan bằng thiết bị tạo oxygen:
-
Điều chỉnh pH nước để đảm bảo yêu cầu của nước nuôi thuỷ sản.
-
Nước được chuyển xuống bể chứa (5) trước khi nước được quay lại bể nuôi (1).
![Thành phần và nguyên lí hoạt động của hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn.olm Công nghẹ 12, thành phần, nguyên lí, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_66964c169159b.jpg)
hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn.olm
4. Ứng dụng
Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn thường được ứng dụng cho:
+ Các đối tượng có giá trị kinh tế cao:
-
Cá chình.
-
Cá hồi, cá tầm.
-
Tôm hùm,...
+ Ở những nơi khan hiếm nguồn nước sạch, nơi bị hạn chế diện tích nuôi.
II. CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Khái niệm
- Công nghệ Biofloc là công nghệ sử dụng tập hợp các vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh,…
+ Tổ chức lại với nhau trong một hỗn hợp dạng hạt lơ lửng trong nước nhằm mục đích:
-
Cải thiện chất lượng nước.
-
Xử lí chất thải.
-
Ngăn ngừa dịch bệnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.
- Trong hệ thống nuôi Biofloc:
+ Nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N trong hệ thống dao động từ 10/1 đến 20/1.
+ Tạo điều kiện cho vi khuẩn dị dưỡng phát triển.
+ Chuyển đổi chất hữu cơ trong nước nuôi thủy sản (thức ăn thừa, phân, tảo, vi sinh vật,...) thành sinh khối của chúng.
+ Hạt biofloc làm thức ăn bổ sung cho động vật thủy sản.
+ Đồng thời duy trì được chất lượng nước nuôi thủy sản.
![Nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc.olm Công nghệ 12, công nghệ Biofloc, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_66964d0c09313.jpg)
2. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ nguồn nước vào hệ thống.
- Cải thiện an toàn sinh học.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
- Cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Ví dụ:
- Nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống Biofloc giúp:
+ Giảm chi phí sản xuất 17%.
+ Chi phí thức ăn giảm 30% so với phương pháp nuôi truyền thống.
+ Tỉ lệ tôm sống đạt 95%.
+ Năng suất nuôi đạt khoảng 34 - 40 tấn/ha.
![Năng suất nuôi tôm nhờ công nghệ Biofloc.olm Công nghẹ 12, nuôi tôm, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_669652047c09d.jpg)
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Hệ thống suốt khi cần hoạt động liên tục nên:
+ Cần phải có nguồn điện ổn định.
+ Chi phí năng lượng cao.
- Người nuôi phải có kiến thức:
+ Được đào tạo về kĩ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi thủy sản.
3. Ứng dụng
- Công nghệ Biofloc thường được áp dụng đối với những loài thủy sản có:
+ Khả năng chịu đựng được hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
+ Đặc điểm sinh học phù hợp để có thể tiêu hóa protein từ Biofloc như:
-
Tôm.
-
Cá rô phi.
-
Cá chép,...
- Hiện nay, tại Việt Nam đã áp dụng thành công công nghệ Biofloc trong:
+ Nuôi tôm thẻ chân trắng.
+ Cá rô phi.
![Nguyên lí hoạt động của hệ thống Biofloc.olm Công nghẹ 12, nguyên lí, olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0716/img_teacher_2024-07-16_66964f19f2d1f.jpg)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây