I. SỰ ĐA DẠNG CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT
- Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của động vật, thực vật và vi sinh vật.
1. Thực vật
- Khí hậu có vai trò quan trọng trong sự hình thành các thảm thực vật.
+ Ở vùng khí hậu ôn đới lạnh (thuộc đới ôn hòa), điều kiện nhiệt - ẩm thuận lợi cho rừng lá kim phát triển.
+ Vùng chí tuyến (thuộc đới nóng) là các hoang mạc và bán hoang mạc do khí hậu khô nóng quanh năm.
+ Từ vùng cực về Xích đạo có cảm thảm thực vật đặc trưng như: rừng lá kim, đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,...
- Theo thống kê có gần 300 000 loài thực vật đã được xác định trên thế giới.
Hình 1: Rừng lá rộng ôn đới và thảo nguyên ôn đới
@200652646434@@200653107284@
2. Động vật
- Do động vật có khả năng di chuyển để thích nghi với môi trường nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu. Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa ở độ cao hơn 8000 m đến độ sâu khoảng 11000 m ở đáy đại dương.
- Theo thống kê hiện có khoảng 1,5 triệu loài động vật đã được biết đến trên thế giới.
Hình 2: Một số loài động vật trên thế giới
@200653137400@@200653139864@
II. CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI
Đới
|
Phạm vi
|
Khí hậu
|
Sinh vật
|
Nóng
|
Trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.
|
Nền nhiệt độ cao. Lượng mưa lớn trong năm.
|
Giới động, thực vật phong phú và đa dạng.
|
Ôn hòa
|
Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chí tuyến đến hai vòng cực.
|
Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
|
Thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.
|
Lạnh
|
Nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực.
|
Khí hậu khắc nghiệt. Xứ sở của băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp.
|
Thực vật kém phát triển bao gồm các cây thấp, lùn, xen với rêu, địa y. Động vật có lông và mỡ dày.
|
Hình 3: Các đới thiên nhiên trên thế giới
@200653153789@@200653158329@
III. RỪNG NHIỆT ĐỚI
- Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm. Rừng nhiệt đới được chia thành nhiều tầng khác nhau với thảm thực vật được cấu tạo thành một chiều thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng. Mỗi tầng bao gồm nhiều loài thực vật khác nhau và được chia thành các loại rừng như: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng mưa nhiệt đới, rừng xen cây rụng lá,...
Hình 4: Cấu trúc tầng rừng mưa nhiệt đới
|
Rừng nhiệt đới gió mùa |
Rừng mưa nhiệt đới |
Phân bố |
- Phân bố nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trên 180C, tổng lượng mưa từ 1000 - 2000mm/năm.
- Phân bố rộng khắp thế giới, từ khu vực gió mùa Đông Nam Á đến phía đông Trung Mỹ, phía đông bán đảo Ma-đa-ga-xca, châu Đại Dương.
|
- Phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng ẩm, lượng mưa trung bình năm cao (trên 2000 mm). |
Đặc điểm |
- Rừng thường có 3 - 4 tầng cây.
- Các loài thực vật đặc trưng của rừng nhiệt đới là họ Vang, họ Đậu chiếm đa sô thành phần loài. Trong rừng có nhiều cây dây leo và các loài động vật phong phú.
|
- Rừng thường có 4 - 5 tầng cây, xuất hiện xung quanh Xích đạo, với những khu vực rộng lớn tại lưu vực sông A-ma-dôn, lưu vực sông Công-gô. |
@200653183256@@200653190194@