Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong (tiết 2) SVIP
III. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
1. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
a. Nhiệm vụ và phân loại
- Nhiệm vụ: dự trữ, cung cấp nhiên liệu và tạo thành hoà khí phù hợp.
- Hiện nay có hai loại hệ thống chính là:
+ Hệ thống chế hoà khí.
+ Hệ thống phun xăng.
b. Cấu tạo và nguyên lí làm việc
* Cấu tạo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí:
Nguyên lí:
- Xăng được bơm từ thùng chứa và qua lọc đến buồng phao của bộ chế hoà khí trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
- Tại kì nạp:
+ Không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán.
+ Xăng được hút từ buồng phao qua gíc lơ hoà trộn với không khí thành hoà khí và được nạp vào xi lanh.
- Lượng hòa khí nạp vào động cơ phụ thuộc vào độ mở của bướm ga, phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
* Cấu tạo hệ thống phun xăng gồm có:
- Các cảm biến. | - Bộ điều khiển áp suất. |
- Bộ điều khiển phun. | - Vòi phun. |
- Thùng xăng. | - Bầu lọc khí. |
- Bộ lọc xăng. | - Đường ống nạp. |
- Bơm xăng. | - Xi lanh động cơ. |
Nguyên lí:
- Xăng được bơm từ thùng xăng, qua bầu lọc và bộ điều chỉnh áp suất đến vòi phun với áp suất cao và ổn định.
- Xăng được phun vào đường ống nạp để:
+ Hoà trộn cùng với không khí.
+ Nạp vào xi lanh.
- Bộ điều khiển phun nhận tín hiệu từ các cảm biến sau đó điều khiển vòi phun để hoà khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc khác nhau của động cơ.
2. Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
a. Nhiệm vụ và phân loại
- Nhiệm vụ: dự trữ, cung cấp không khí và dầu diesel vào trong xi lanh phù hợp.
- Phân loại:
+ Hệ thống nhiên liệu diesel thông thường.
+ Hệ thống nhiên liệu diesel điều khiển điện tử.
b. Cấu tạo và nguyên lí làm việc
* Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel bao gồm:
- Thùng dầu diesel. | - Bơm cao áp. |
- Bầu lọc thô. | - Vòi phun. |
- Bơm chuyển nhiên liệu. | - Bầu lọc khí. |
- Bầu lọc tinh. | - Xi lanh. |
* Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc, không khí:
+ Được hút qua bầu lọc khí.
+ Đi vào xi lanh ở kì nạp.
- Dầu diesel được bơm hút từ thùng chứa qua bầu lọc để tạo áp suất cao, sau đó được phun vào xi lanh ở cuối kì nén để:
+ Hoà trộn với không khí.
+ Tự bốc cháy.
IV. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Nhiệm vụ và phân loại
- Nhiệm vụ: quay trục khuỷu động cơ để đạt tốc độ vòng quay cần thiết cho động cơ tự nổ máy.
- Phân loại:
+ Hệ thống khởi động bằng tay.
+ Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
+ Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.
+ Hệ thống khởi động bằng khí nén.
2. Cấu tạo và nguyên lí làm việc
* Chú thích:
1. Bạc trục khuỷu. | 8. Khóa khởi động. |
2. Stato. | 9. Lò xo. |
3. Trục khuỷu. | 10. Rơ le điện. |
4. Rô to. | 11. Cần dẫn động. |
5. Vỏ động cơ điện. | 12. Khớp bánh răng khởi động. |
6. Cổ góp. | 13. Trục động cơ điện. |
7. Acquy. | 14. Bánh đà. |
* Ví dụ: hệ thống khởi động bằng động cơ điện trên ô tô.
* Nguyên lí làm việc:
- Khi khoá khởi động được đóng:
+ Để kích hoạt rơ le điện và khớp bánh răng khởi động để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà trong động cơ đốt trong.
+ Đồng thời tiếp điểm K-K đóng lại để truyền mô men quay của động cơ điện sang bánh đà và quay trục khuỷu động cơ đốt trong.
- Sau khi động cơ đốt trong bắt đầu hoạt động:
+ Khoá khởi động được tắt để dừng cấp điện cho rơ le.
+ Tiếp điểm K-K mở ra để ngắt dòng điện vào động cơ điện.
- Lò xo đẩy rơ le trở lại vị trí ban đầu và khớp bánh răng khởi động tách khỏi bánh đà.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây