Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả và thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép đoạn cành SVIP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ
- Nhân giống vô tính cây ăn quả là quá trình tạo cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ như:
+ Thân.
+ Cành.
+ Chồi.
+ Rễ hoặc mô.
- Các phương pháp nhân giống vô tính:
+ Ghép.
+ Giâm cành.
+ Chiết cành.
+ Tách rễ, tách chồi.
+ Nuôi cấy mô tế bào.
- Ghép:
+ Tạo cây mới bằng cách gắn mắt, chồi hoặc đoạn cành của cây cần nhân giống lên gốc của cây khác.
+ Đối tượng áp dụng: cây xoài, cây nhãn, cây ăn quả có múi,...
- Giâm cành:
+ Tạo cây mới từ một đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ.
+ Đối tượng áp dụng: cây thanh long,...
- Chiết cành:
+ Tạo cây mới từ đoạn cành vẫn còn gắn trên thân cây mẹ.
+ Đối tượng áp dụng: cây xoài, cây nhãn, cây ăn quả có múi,...
- Tùy theo đặc điểm của mỗi loại cây ăn quả mà áp dụng phương pháp nhân giống vô tính phù hợp.
II. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐOẠN CÀNH
1. Vật liệu, dụng cụ và thời vụ ghép cành
1.1. Vật liệu và dụng cụ
- Cây gốc ghép:
+ Được gieo từ hạt để có bộ rễ khỏe.
+ Đường kính gốc ghép khoảng 1 - 2 cm.
+ Ví dụ: Muốn nhân giống cây xoài, cần tạo cây gốc ghép bằng cách gieo hạt xoài trước 6 - 8 tháng.
- Dụng cụ và vật liệu:
+ Găng tay.
+ Kéo cắt cành.
+ Dao ghép.
+ Dây nylon sinh học.
+ Túi nylon sinh học.
1.2. Thời vụ ghép cành
- Miền Nam nước ta có khí hậu ấm: có thể ghép cành quanh năm.
- Miền Bắc:
+ Không nên ghép cành vào mùa đông.
+ Nên thực hiện ghép cành vào ngày khô ráo.
2. Các bước tiến hành
- Bước 1. Chọn cành ghép:
+ Cành ghép:
-
Là cành thành thục.
-
Lá có màu xanh đậm.
+ Không chọn:
-
Cành có lộc non.
-
Cành mang hoa, quả.
-
Cành trong tán hoặc bị nhiễm sâu, bệnh.
- Bước 2. Cắt và che gốc ghép:
+ Cắt ngọn của cây gốc ghép ở vị trí cách mặt đất khoảng 30 - 40 cm.
+ Che gốc ghép theo chiều thẳng đứng xuống, sâu khoảng 3 cm.
- Bước 3. Cắt đoạn cành ghép:
+ Cắt đoạn cành ghép:
-
Dài khoảng 7 - 10 cm.
-
Có nhiều hơn 2 mắt ngủ.
+ Cắt vát hai bên của đoạn cành ở phần gốc tạo hình cái nêm, dài khoảng 3 cm.
+ Yêu cầu mặt phẳng để cành ghép tiếp xúc tốt với gốc ghép.
- Bước 4. Nối gốc và cành ghép:
+ Cài cành ghép vào vết ghép của gốc ghép sao cho ít nhất một bên vỏ (có phần tượng tầng) của cành ghép tiếp xúc với phần vỏ của gốc ghép.
- Bước 5. Buộc cành ghép:
+ Dùng dây nylon sinh học (30 cm × 2 cm) buộc chặt, kín vết ghép.
+ Buộc kín cành ghép bằng cách:
-
Xếp lớp dây gói mép lên nhau.
=> Để nước không thấm vào vết ghép và giữ cành ghép tươi.
+ Có thể dùng túi nylon sinh học (15 cm × 10 cm) chụp kín cành và vết ghép.
- Bước 6. Chăm sóc cây ghép:
+ Nếu dùng dây nylon sinh học để buộc kín cành ghép:
-
Chỉ buộc 1-2 lớp để mầm có thể mọc xuyên qua lớp nylon.
+ Nếu dùng dây nylon thường:
-
Cần dùng dao sắc cắt bỏ sau ghép 3 tuần.
+ Không tưới phun trực tiếp vào cây ngay sau khi ghép.
=> Để tránh nước vào vết ghép.
3. Tiêu chí đánh giá
3.1. Sản phẩm
- Cành ghép:
+ Mọc 1-2 đợt lộc.
+ Lá có màu xanh đậm, không bị sâu bệnh.
- Gốc ghép và cành ghép:
+ Có ít nhất một bên vỏ có phần tượng tầng tiếp xúc với nhau.
- Vết ghép được buộc chặt, chắc chắn.
- Cành ghép được buộc hoặc bao kín.
3.2. An toàn lao động
- Các dụng cụ sắc và nhọn như dao, kéo cắt cành có thể gây thương tích.
- Khi nhân giống bằng phương pháp ghép, người thực hiện cần đảm bảo các tiêu chí:
+ Tuân thủ nghiêm luật lao động.
+ Thực hiện đúng theo hướng dẫn.
+ Làm việc tập trung.
+ Không sử dụng các dụng cụ cho mục đích khác.
3.3. Bảo vệ môi trường
- Nylon cần thời gian dài để phân hủy và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
- Người thực hiện cần đảm bảo các tiêu chí:
+ Dây và túi nylon không bị vứt bỏ lãng phí.
+ Các đoạn dây nylon thừa hoặc đã dùng để buộc vết ghép cần thu gom về nơi quy định để xử lí.
+ Nơi tổ chức nhân giống cần được vệ sinh sạch và gọn để bảo vệ môi trường.
4. Đánh giá kết quả
Học sinh đánh giá kết quả theo các tiêu chí:
- Thực hiện quy trình.
- Sản phẩm.
- Đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây