Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Hình chiếu vuông góc SVIP
1. HÌNH CHIẾU VẬT THỂ
1.1. Khái niệm
- Là hình nhận được trên mặt phẳng sau khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng đó.
- Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu.
1.2. Các phép chiếu
- Phép chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song.
- Phép chiếu xuyên tâm.
2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT
2.1. Các mặt phẳng hình chiếu
- Biểu diễn chính xác hình dạng của một vật thể.
→ Phải sử dụng 3 hình chiếu vuông góc của vật thể lên 3 mặt phẳng hình chiếu (MPHC) khác nhau (Hình 1).
- MPHC đứng ở sau, MPHC bằng ở dưới, MPHC cạnh ở bên phải vật thể.
2.2. Các hình chiếu
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.
- Hình chiếu bằng có hướng từ trên xuống.
- Hình chiếu cạnh có hướng từ trái sang.
2.3. Vị trí hình chiếu
- Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng.
3. HÌNH CHIẾU KHỐI KHỐI ĐA DIỆN
3.1. Khối đa diện
- Hình hộp chữ nhật.
- Hình lăng trụ đều.
- Hình chóp đều.
3.2. Hình chiếu của khối đa diện
- Là hình dạng các mặt bao của khối đa diện.
- Trong đó:
a: chiều dài.
b: chiều rộng.
c: chiều cao.
4. HÌNH CHIẾU KHỐI TRÒN XOAY
4.1. Khối tròn xoay
- Hình trụ.
- Hình nón.
- Hình cầu.
4.2. Hình chiếu của khối tròn xoay
- Hình chiếu mặt đáy là hình tròn.
- Các hình chiếu theo các hướng chiếu còn lại của hình trụ là hình chữ nhật.
5. QUY TRÌNH VẼ HÌNH CHIẾU KHỐI HÌNH HỌC, VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
- Bước 1: Xác đinh đặc điểm hình dạng và kích thước của khối hình học, vật thể đơn giản.
- Bước 2: Xác định các hướng chiếu.
- Bước 3: Xác định vị trí và tỉ lệ các hình chiếu trên giấy vẽ.
- Bước 4: Vẽ các hình chiếu.
- Bước 5: Ghi các kích thước của vật thể (quy trình vẽ hình chiếu của vật thể).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây