Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp SVIP
1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA LÂM NGHIỆP
1.1. Quản lí rừng
- Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về rừng.
- Rừng được quản lí bền vững về diện tích và chất lượng:
+ Bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nguyên tắc tổ chức quản lí rừng của nước ta là:
+ (1) Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ.
+ (2) Chủ rừng phải thực hiện quản lí rừng bền vững; có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng.
- Rừng ở nước ta được giao cho các chủ quản lí, gồm:
+ Ban quản lí rừng đặc dụng.
+ Ban quản lí rừng phòng hộ.
+ Tổ chức kinh tế.
+ Lực lượng vũ trang.
+ Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục.
+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Cộng đồng dân cư.
+ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
1.2. Bảo vệ rừng
Hoạt động bảo vệ rừng thường tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng:
+ Chặt phá rừng trái phép,..
+ Đốt rừng làm nương rẫy,...
- Phòng chống sâu hại rừng:
+ Sâu róm thông.
+ Sâu ăn lá bọ đẹt,...
- Phòng chống bệnh hại rừng:
+ Bệnh phấn trắng.
+ Bệnh chổi xể.
+ Bệnh gỉ sắt,...
- Phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có.
3. Phát triển rừng
- Phát triển rừng nhằm:
+ Tăng diện tích rừng.
+ Nâng cao giá trị đa dạng sinh học.
+ Khả năng cung cấp lâm sản.
+ Khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
- Hoạt động phát triển rừng gồm:
+ Trồng mới rừng.
+ Trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác.
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng.
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.
+ Áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
4. Sử dụng rừng
- Rừng mang lại nhiều giá trị đối với đời sống xã hội và nền kinh tế.
- Rừng được sử dụng cho những mục đích sau:
+ Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng;
-
Di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh.
-
Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.
+ Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất:
-
Chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống;
-
Chống sa mạc hóa; hạn chế thiên tai; điều hòa khí hậu;
-
Góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.
- Cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí:
+ Trừ phần khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
5. Chế biến và thương mại lâm sản
- Chế biến lâm sản là:
+ Hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích.
+ Phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người:
-
Đồ gỗ nội thất.
-
Đồ gỗ ngoài trời.
-
Đồ gỗ mĩ nghệ.
-
Vật liệu xây dựng.
-
Nguyên liệu thô (dăm gỗ).
- Hoạt động chế biến và thương mại lâm sản là một trong những thế mạnh của chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.
- Chính sách phát triển thị trường lâm sản ở nước ta theo hướng hỗ trợ hoạt động:
+ Xây dựng thương hiệu.
+ Xúc tiến thương mại.
+ Phát triển thị trường.
+ Cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.
2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
- Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân nên có những đặc trưng so với các ngành kinh tế khác.
- Những đặc trưng này quyết định đến việc tổ chức sản xuất, quản lí sử dụng các nguồn lực của ngành lâm nghiệp.
2.1. Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài
- Đối tượng sản xuất của lâm nghiệp là rừng.
- Khác với đối tượng sản xuất của các ngành kinh tế khác, rừng là thực thể sống:
+ Trong đó quần xã cây rừng đóng vai trò chủ đạo.
+ Chúng có chu kì sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm.
- Nếu tính tuổi thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm, còn tuổi thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm.
- Ví dụ: tuổi thành thục công nghệ của cây keo lai với mục đích lấy gỗ để làm gỗ bóc, ghép thanh dao động từ 8 đến 12 tuổi.
- Cây lâm nghiệp có chu kì kinh doanh dài dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu.
- Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến:
+ Tình hình tổ chức sản xuất.
+ Tình hình quản lí.
+ Sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.
2.2. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế luôn diễn ra xen kẽ nhau trong sản xuất lâm nghiệp.
- Tái sản xuất tự nhiên là:
+ Quá trình sinh trưởng.
+ Phát triển của cây rừng bắt đầu từ khi:
-
Cây mẹ gieo hạt tự nhiên.
-
Hạt này nảy mầm.
-
Cây rừng lớn lên.
-
Ra hoa kết quả rồi lại lặp lại quá trình đó.
- Quá trình này tuân thủ theo quy luật sinh học mà không có sự can thiệp của con người.
- Tái sản xuất kinh tế là quá trình lập đi lập lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như:
+ Hoạt động bón phân.
+ Làm cỏ, xới đất,...
→ Nhằm đáp ứng mục đích của con người.
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn giữ vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
- Do đó, khi xây dựng các phương án sản xuất thì công tác quản lí và biện pháp kĩ thuật tác động phải:
+ Tuân theo quy luật tự nhiên để có thể tận dụng tối đa những ưu thế của tự nhiên.
2.3. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
- Tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất lâm nghiệp do đặc tính sinh lí, sinh thái của cây rừng,...
+ Nên hoạt động cơ bản của sản xuất lâm nghiệp diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm như:
-
Hoạt động trồng rừng.
-
Chăm sóc rừng.
-
Khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ.
- Ở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta, một số cây lâm nghiệp như:
+ Các loài keo, bạch đàn.
+ Bồ đề, xoan, lát hoa, lim xanh.
+ Sao, sồi, thông, sưa, trám, trẩu, hồi,...
→ Thường được trồng từ tháng 3 đến tháng 6.
2.4. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn
- Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp có:
+ Độ dốc cao.
+ Địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở.
+ Đất nghèo dinh dưỡng và xa khu dân cư,...
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở:
+ Vùng sâu.
+ Vùng xa.
→ Nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
- Do vậy, khi triển khai sản xuất lâm nghiệp trên diện rộng có thể gặp rủi ro lớn vì những trở ngại trong công tác quản lí và bảo vệ thành quả lao động.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây