Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân SVIP
I. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM
Gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên:
- Giáo dục mầm non: Bao gồm nhà trẻ (từ 3 đến 36 tháng tuổi) và mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi).
- Giáo dục phổ thông:
+ Giáo dục tiểu học: Bao gồm 5 lớp (lớp 1 đến lớp 5).
+ Giáo dục trung học cơ sở: Bao gồm 4 lớp (lớp 6 đến lớp 9).
+ Giáo dục trung học phổ thông: Bao gồm 3 lớp (lớp 10 đến lớp 12).
- Giáo dục nghề nghiệp:
+ Trình độ sơ cấp: Đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ Trình độ trung cấp: Đào tạo từ 1 đến 2 năm (đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông) hoặc từ 2 đến 3 năm (đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở).
+ Trình độ cao đẳng: Đào tạo từ 2 đến 3 năm (đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông).
- Giáo dục đại học:
+ Trình độ đại học dành cho: Người tốt nghiệp:
-
Trung học phổ thông.
-
Trình độ trung cấp mà đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Trình độ cao đẳng (đào tạo từ 3 đến 5 năm).
+ Trình độ thạc sĩ dành cho người tốt nghiệp trình độ đại học (đào tạo từ 1 đến 2 năm).
+ Trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đại học nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo (đào tạo từ 3 đến 4 năm).
- Giáo dục thường xuyên:
+ Dành cho người ở các lứa tuổi và trình độ, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.
II. PHÂN LUỒNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
- Là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục.
- Mục đích: Tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở:
+ Cấp học, trình độ cao hơn.
+ Theo học giáo dục nghề nghiệp.
+ Tham gia lao động.
= > Phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội.
- Góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
- Thời điểm phân luồng:
+ Sau tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lựa chọn sau tốt nghiệp trung học cơ sở:
+ Học trung học phổ thông.
+ Học nghề (sơ cấp, trung cấp).
+ Vừa học giáo dục thường xuyên vừa lao động.
- Lựa chọn sau tốt nghiệp trung học phổ thông:
+ Học nghề (cao đẳng).
+ Học đại học.
III. CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
- Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ: Có thể thực hiện ở cả hai thời điểm phân luồng.
- Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở:
+ Lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp và trung cấp như:
-
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
-
Trường trung cấp.
-
Trường cao đẳng.
+ Cũng có thể vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên để vừa học các chương trình giáo dục phổ thông, vừa học các nghề kĩ thuật, công nghệ.
- Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông:
+ Lựa chọn học các nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ ở các trường cao đẳng, đại học với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.
IV. NHỮNG HƯỚNG ĐI LIÊN QUAN TỚI NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ
- Vai trò:
+ Các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia.
- Các cấp độ đào tạo:
+ Trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
- Ngành đào tạo cụ thể:
+ Nhóm ngành công nghệ thông tin.
+ Nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công nghệ xây dựng.
+ Nhóm ngành công nghệ kĩ thuật cơ khí.
+ Nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử, viễn thông.
- Lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở:
+ Theo học các ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Kết hợp chương trình trung học phổ thông với học nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Tiếp tục học trung học phổ thông: Định hướng lựa chọn các môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông:
+ Học tại các trường cao đẳng hoặc đại học đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Tham gia lao động với các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây