Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí SVIP
Hình 2.1 (Nguồn: Internet)
❏ Em hãy cho biết hai nhân vật trên là ai?
Họ đã có những đóng góp gì với nhân loại?
➤ Đây là Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng, hai nhà phát kiến địa lí vĩ đại đã có những đóng góp to lớn tới lịch sử văn minh của nhân loại. Để có thể biết nhiều hơn về hai nhân vật này, cũng như các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới, chúng ta bước vào bài học ngày hôm nay nhé.
1. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
-
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí
Vào thế kỷ XV, những mặt hàng tơ lụa và hương liệu của phương Đông đã kích thích trí tưởng tượng của người châu Âu về một phương Đông giàu có. Với nhu cầu đang rất lớn về thị trường và nguyên liệu, họ đã bắt đầu tìm đường vượt đại dương để sang phương Đông bất chấp mọi hiểm nguy. Lịch sử gọi đó là các cuộc phát kiến địa lí.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học - kĩ thuật thời kì này đã tạo điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí.
Hình 2.2. Ảnh minh họa Cô-lôm-bô đặt chân tới châu Mĩ (Nguồn: Internet)
-
Những cuộc phát kiến địa lí lớn
Hình 2.3. Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí (Nguồn: Internet)
+ Năm 1487, nhà hàng hải Bồ Đào Nha là B. Đi-a-xơ (B. Dias) đã đi xuống tận điểm cực Nam của châu Phi. Ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
+ Năm 1492, triều đình Tây Ban Nha tài trợ cho C. Cô-lôm-bô (C. Columbus) tìm đường sang phương Đông. Ông bắt đầu chuyến hành trình từ Tây Ban Nha, đi về phía tây và đến đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì đã tưởng đến được Ấn Độ.
+ Năm 1498, V.Ga-ma (Vasco da Gama) tìm con đường sang phương Đông bằng đường biển. Từ Bồ Đào Nha, thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ).
+ Năm 1519, Ma-gien-lăng (Magenllan) từ Tây Ban Nha vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ, tiến vào biển (Thái Bình Dương). Nhưng sau đó ông bị thiệt mạng tại Phi-líp-pin (Phillipines) trong cuộc giao tranh với người dân trên đảo. Những người còn lại về đến Tây Ba Nha vào năm 1522. Từ đây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại. Chuyến đi này đã kết nối tất cả các lục địa với nhau.
2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại nhiều hệ quả cho lịch sử nhân loại. Thế giới đã thay đổi trong nhận thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn minh và các châu lục được mở ra từ các cuộc khám phá và chinh phục đó.
- Hệ quả tích cực
Hình 2.4 (Nguồn: Internet)
- Hệ quả tiêu cực
Hình 2.5 (Nguồn: Internet)
⚡Vận dụng
Việt Nam là một trong số những nước phải chịu ách áp bức, bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân. Vậy theo em, đây có phải là hệ quả từ các cuộc phát kiến địa lí không? Hãy lấy dẫn chứng để lí giải vì sao lại như vậy.
❏ Các em có thể tham khảo đoạn video dưới đây để củng cố và mở rộng thêm kiến thức của bài học nhé!
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây