Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap SVIP
I. KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA NUÔI THỦY SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1. Khái niệm
- Là quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm:
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Giảm thiểu dịch bệnh.
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.
+ Đảm bảo trách nhiệm xã hội.
+ Dễ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
+ Góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản hướng tới sự phát triển bền vững.
2. Lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Đối với cơ sở nuôi:
+ Giảm chi phí sản xuất.
+ Sản phẩm có chất lượng ổn định.
+ Tạo động lực cho mối quan hệ tốt với:
-
Người lao động.
-
Cộng đồng xung quanh.
- Đối với người tiêu dùng và xã hội:
+ Biết rõ nguồn gốc thực phẩm.
+ Công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Đối với người lao động:
+ Được làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh.
+ Nâng cao kĩ năng lao động thông qua đào tạo về VietGAP.
- Đối với cơ sở chế biến thủy sản:
+ Có nguồn nguyên liệu đảm bảo.
+ Giảm chi phí ở các công đoạn kiểm tra thủy sản.
+ Tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm.
II. QUY TRÌNH NUÔI THỦY SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1. Chuẩn bị nơi nuôi
- Lựa chọn địa điểm nuôi:
+ Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi thủy sản.
+ Không có nguy cơ về:
-
An toàn vệ sinh thực phẩm.
-
An toàn lao động.
-
Vệ sinh môi trường,...
- Cải tạo, vệ sinh nơi nuôi:
+ Trước khi thả con giống cần cải tạo.
+ Vệ sinh và xử lí mầm bệnh cư trú tại nơi nuôi như:
-
Nạo vét bùn.
-
Phát quang bờ.
-
Dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp.
-
Phơi đáy ao.
- Cấp nước:
+ Cấp đủ lượng nước sạch phù hợp với từng loại động vật thủy sản:
-
Khi cấp nước cần có lưới lọc để ngăn chặn rác và cá tạp vào nơi nuôi.
+ Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
- Chuẩn bị các dụng cụ nuôi:
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP như:
-
Máy bơm, quạt nước, xuồng.
-
Dụng cụ đo kiểm môi trường nước (pH, nhiệt độ, độ trong, \(NH_3\), \(H_2S\),...).
- Nhận diện và phòng ngừa các mối nguy về:
+ An toàn thực phẩm.
+ An toàn dịch bệnh.
+ An toàn lao động.
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để:
-
Các mối nguy không xảy ra.
-
Nếu xảy ra thì ở dưới mức giới hạn cho phép.
2. Lựa chọn và thả giống
- Nguồn gốc giống:
+ Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng.
+ Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống có kiểm soát chất lượng đàn bố mẹ.
+ Quy trình sản xuất theo quy định đảm bảo an toàn sinh học.
- Chất lượng con giống:
+ Con giống phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, phù hợp với yêu cầu của VietGAP thủy sản như:
-
Cơ thể cân đối.
-
Kích cỡ đồng đều.
-
Phản xạ nhanh nhẹn.
-
Không có dấu hiệu bệnh.
-
Kiểm dịch theo quy định.
- Vận chuyển và thả con giống:
+ Vận chuyển bằng dụng cụ chuyên dụng:
+ Đánh bắt, vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát.
+ Thực hiện các biện pháp khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi.
+ Mật độ và mùa vụ thả phải đúng theo quy trình.
3. Quản lí và chăm sóc
a. Thức ăn và cho ăn
- Sử dụng thức ăn có:
+ Nguồn gốc rõ ràng.
+ Đảm bảo chất lượng theo quy định.
+ Được đóng bao bì đúng quy cách.
- Kích cỡ và chất lượng thức ăn phù hợp với:
+ Từng đối tượng và giai đoạn phát triển của động vật thủy sản.
- Thức ăn được bảo quản đúng quy định, không để bị nấm mốc và biến chất.
- Kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi sử dụng:
+ Không sử dụng thức ăn đã quá hạn, không đạt tiêu chuẩn.
- Không sử dụng hormone, chất kích thích tăng trưởng cho động vật thủy sản.
- Cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều mát:
+ Lượng thức ăn và cách cho ăn phù hợp với từng loại động vật thủy sản.
b. Quản lí môi trường
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Định kì sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi.
- Sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hòa tan cho ao nuôi:
+ Đặc biệt vào ban đêm.
+ Vào những ngày trời âm u.
+ Các tháng cuối của vụ nuôi.
- Hằng ngày theo dõi hoạt động của động vật thủy sản để:
+ Kịp thời phát hiện những bất thường của động vật thủy sản.
+ Có các biện pháp xử lí kịp thời.
c. Quản lí dịch bệnh
- Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho động vật thủy sản.
- Sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ:
+ Khâu vệ sinh ao nuôi.
+ Lấy nước vào ao.
+ Khử trùng con giống trước khi thả.
+ Phòng bệnh trong quá trình nuôi.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe động vật thủy sản:
+ Có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng đối tượng.
+ Thực hiện phòng và trị bệnh đúng quy trình.
- Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến về dịch bệnh:
+ Nguyên nhân phát sinh.
+ Các loại thuốc phòng.
+ Điều trị cho động vật thủy sản.
4. Thu hoạch
- Thu hoạch bằng:
+ Các dụng cụ và phương pháp phù hợp.
+ Dùng xe chuyên dụng chở động vật thủy sản tới nơi tiêu thụ.
- Các sản phẩm thủy sản được đưa ra khỏi vùng nuôi cần được:
+ Ghi chép số lượng.
+ Ngày giờ.
+ Địa chỉ chuyển đi và chuyển đến.
5. Thu gom, xử lí chất thải
- Các chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản phải được thu gom, phân loại và xử lí theo đúng quy định như:
+ Khi động vật thủy sản bị chết phải:
-
Thu gom và chôn lấp cách xa khu vực nuôi.
-
Kết hợp dùng vôi, hóa chất để khử trùng.
-
Tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
+ Nước thải ra ngoài môi trường của các ao nuôi phải:
-
Đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường.
+ Các chất thải rắn (như vỏ thuốc, chai lọ, thuốc và hóa chất đã qua sử dụng hoặc quá hạn sử dụng) phải:
-
Thu gom vào thùng chứa.
-
Tiêu hủy theo quy định.
- Mọi hoạt động thu gom, xử lí chất thải phải được:
+ Ghi chép.
+ Lưu trữ.
→ Theo đúng quy định của VietGAP thủy sản.
6. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc
- Mỗi hộ nuôi cần có sổ nhật kí để ghi chép lại các thông tin kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi:
+ Ngày tháng chuẩn bị nơi nuôi.
+ Số lượng con giống thả.
+ Nguồn gốc xuất xứ.
+ Ngày thu hoạch.
+ Sản lượng thu được.
+ Có hoạch toán kinh tế cụ thể.
- Ghi chép đầy đủ:
+ Số lượng, nguồn gốc thức ăn đã cho ăn.
+ Số lượng, nguồn gốc, cách thức sử dụng các loại thuốc, hóa chất đã dùng.
- Ghi chép sự biến động của các yếu tố môi trường, dịch bệnh.
7. Kiểm tra nội bộ
- Chủ hộ nuôi phải tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần với:
+ Nội dung cơ bản trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây