Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 19. Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam tiết 1 SVIP
I. NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG LỒNG
1. Chuẩn bị lồng
a. Lựa chọn vị trí đặt lồng
- Lồng nuôi cá rô phi:
+ Chỉ được đặt ở nơi đã quy hoạch trên:
-
Sông, hồ chứa, hồ thủy điện.
-
Nơi có nguồn nước sạch.
-
Nước được lưu thông.
-
Chất lượng đảm bảo.
+ Tránh xa khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.
- Lồng nuôi cá rô phi trên sông cần:
+ Được đặt ở nơi thoáng gió.
+ Có mặt nước rộng.
+ Nước lưu thông vừa phải.
+ Tốc độ dòng chảy ổn định khoảng 0,2 - 0,3 m/s.
- Tổng diện tích các lồng nuôi nên dưới 0,2% tổng diện tích mặt sông.
+ Mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 40 ô lồng.
-
Khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 50 - 100 m.
- Các lồng nuôi cá rô phi trên hồ chứa cần:
+ Được đặt nơi thoáng gió.
+ Nền cách bờ trên 15 m.
+ Không nên đặt ở các eo ngách nhiều cây che phủ.
- Mỗi cụm lồng nên nhỏ hơn 30 ô lồng.
+ Khoảng cách các cụm lồng nên cách nhau khoảng 150 - 200 m.
- Với hệ thống lồng HDPE:
+ Nên bố trí lồng độc lập hoặc thành cụm từ 6 đến 8 ô lồng.
+ Cách xa nhau từ 30 m đến 50 m.
b. Kích thước lồng nuôi và nguyên vật liệu làm lồng
- Lồng nuôi cá rô phi phổ biến là:
+ Lồng lưới.
+ Khung thép không rỉ.
+ Thường dùng loại ống thép tuýp có φ = 44, lồng lưới 2 lớp, sâu 3 m.
+ Phía bề mặt thêm lưới lửng sâu khoảng 80 cm.
- Các lồng nuôi cá rô phi thường có kích cỡ:
+ 6 m x 6 m x 3 m.
+ 9 m x 6 m x 3 m.
+ Số lượng lồng được trang bị các bộ lưới từ 8 phao đến 12 phao.
- Phao được sử dụng là:
+ Các thùng phi nhựa.
+ Có thể tích khoảng 200 L.
+ Các ô lồng được neo bởi hệ thống dây dù.
- Mỗi cụm lồng cần được thiết kế:
+ Nhà ăn, nghỉ cho công nhân.
+ Kho chứa thức ăn.
+ Thuốc phòng và trị bệnh trong nuôi cá.
- Người nuôi cần chuẩn bị đảm bảo các phương tiện bảo hộ, phao cứu sinh.
2. Lựa chọn và thả giống
- Chọn cá khỏe, đồng đều:
+ Màu sắc tươi sáng.
+ Phản ứng nhanh nhẹn.
+ Không mang mầm bệnh.
- Cá giống thường được thả vào tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
- Thả cá giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, trước khi thả cá cần:
+ Tắm qua trong dung dịch nước muối loãng từ 2% trong khoảng 5 - 10 phút.
→ Cá quen dần với môi trường nước mới.
- Mật độ thả thích hợp tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí đặt lồng.
3. Quản lí và chăm sóc
a. Thức ăn và cho cá ăn
- Khi mới thả, dùng thức ăn viên nổi có:
+ Hàm lượng protein khoảng 30 - 35%.
+ Kích cỡ từ 1 mm đến 2 mm.
+ Khi cá lớn dùng thức ăn viên nổi có:
-
Hàm lượng protein khoảng 28 - 30%.
-
Kích cỡ từ 3 mm đến 4 mm.
- Hằng ngày cho cá ăn 2 lần:
+ Vào khoảng 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ.
+ Bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn hằng ngày.
-
Chiếm khoảng 5 - 7% khối lượng cá nuôi trong 1 đến 2 tháng nuôi đầu.
-
Khoảng 3 - 5% vào các tháng nuôi sau.
- Lượng thức ăn giảm dần vào những ngày thời tiết xấu.
- Có thể cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
b. Quản lí lồng nuôi
- Hằng ngày quan sát và kịp thời khắc phục ngay sự cố khi phát sinh:
+ Rác trên sông, trên hồ dạt vào lồng cá.
+ Các ô lồng bị rách lưới, hư neo.
+ Vật nổi bất thường vào khối lồng nuôi.
+ Xử lí xác cá chết theo quy định,...
- Định kì vệ sinh lồng lưới tạo sự thông thoáng cho cá nuôi:
+ 1 tuần/lần (mùa hè).
+ 2 tuần/lần (mùa đông).
+ Dùng máy phun xịt rửa lồng:
-
Làm nhẹ nhàng.
-
Tránh cá nhảy ra khỏi lồng.
c. Quản lí sức khỏe cá nuôi lồng
- Đối với cá rô phi nuôi lồng, công tác phòng bệnh rất quan trọng.
- Quản lí sức khỏe đảm bảo:
+ Tổng hợp kĩ thuật nuôi từ khâu chăm sóc, đánh bắt, vận chuyển.
+ Quản lí chế độ cho ăn, loại và lượng thức ăn.
+ Quản lí môi trường nuôi cá lồng.
+ Sát trùng nước định kì.
- Khi nguồn nước nuôi cá không đảm bảo cần:
+ Treo túi vôi.
+ Sử dụng thuốc sát trùng nguồn nước chậm tan giữa lồng để sát trùng nguồn nước.
- Định kì cho cá ăn thức ăn có bổ sung:
+ Vitamin C, vitamin tổng hợp,
+ Thuốc tăng cường miễn dịch,
+ Men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho cá.
- Định kì cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc diệt nội, ngoại kí sinh trùng.
- Khi dịch bệnh xảy ra cần tiến hành xử lí như sau:
+ Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi.
+ Kiểm tra lâm sàng.
+ Gửi mẫu cá để biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm gần nhất.
+ Xin tư vấn của bác chuyên môn.
- Tiến hành sát trùng:
+ Lưới.
+ Dụng cụ.
+ Nguồn nước nuôi lồng.
- Điều trị bằng các loại thuốc được phép theo quy định:
+ Liều lượng, cách dùng thuốc theo hướng dẫn.
4. Thu hoạch
- Khi cá rô phi nuôi lồng đạt kích cỡ thương phẩm (>1,0 kg/con) sau từ 6 đến 8 tháng nuôi thì tiến hành thu hoạch.
- Trước khi thu hoạch ngưng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày.
- Khi đánh bắt cá trong lồng lưới cần:
+ Kéo dần cá lên nhẵn.
+ Cần tránh về một góc để tránh làm cá nhảy ra khỏi lồng.
→ Giúp cho việc đánh bắt dễ dàng hơn.
- Cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống như:
+ Lò.
+ Thuyền.
+ Vợt mềm có lưới mịn.
+ Đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cá.
- Đặc biệt lưu ý:
+ Không đánh bắt, tiêu thụ cá thương phẩm khi dừng sử dụng thuốc điều trị chưa hết thời gian quy định.
- Cá thương phẩm cần được:
+ Lưu giữ, vận chuyển đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, mát.
+ Cung cấp đủ oxygen.
+ Nên tiêu thụ ngay trong ngày.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây