Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17. Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản SVIP
I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN
1. Bảo quản thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn hỗn hợp dùng cho nuôi thủy sản thường ở dạng:
+ Viên nổi (sử dụng cho nuôi cá).
+ Viên chìm (sử dụng cho nuôi tôm).
+ Thành phần dinh dưỡng cân đối.
- Lượng nước trong thức ăn thấp (độ ẩm từ 10% đến 12%).
+ Nên loại thức ăn này bảo quản được lâu dài (từ 2 đến 3 tháng).
- Thức ăn cần được đóng bao cẩn thận, bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng.
+ Thức ăn được xếp trên kệ, cách mặt sàn từ 10 cm đến 15 cm.
2. Bảo quản chất bổ sung
- Các chất bổ sung vào thức ăn thủy sản thường:
+ Có độ ẩm rất thấp (từ 5% đến 7%).
+ Được bao gói cẩn thận, riêng rẽ từng loại và dán nhãn mác đầy đủ.
+ Khi được bảo quản ở nơi khô, thoáng chất bổ sung có thể lưu giữ được đến 2 năm.
- Ngoài ra, một số chất cần được:
+ Bảo quản cẩn thận.
+ Tránh ánh sáng trực tiếp để hạn chế sự oxy hóa.
+ Theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
3. Bảo quản thức ăn tươi sống
- Thức ăn tươi sống (cỏ tươi, cá tạp, giun quế,...) chứa hàm lượng nước cao nên không bảo quản được lâu.
- Đối với loại thức ăn này, cần bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp như:
+ Kho lạnh.
+ Tủ lạnh.
+ Tủ đông.
→ Giữ tươi thức ăn và giảm sự phân hủy thức ăn.
- Nếu bảo quản thức ăn tươi sống ở điều kiện nhiệt độ mát (từ 4°C đến 8°C).
→ Thức ăn bảo quản được trong khoảng 3 - 5 ngày.
- Nếu bảo quản thức ăn trong tủ đông, thời gian bảo quản sẽ được dài hơn.
+ Trước khi cho động vật thủy sản sử dụng cần rã đông thức ăn.
- Đối với các loại thức ăn sống như cá con, giun, tảo,... thì:
+ Có thể lưu giữ trong bể.
+ Tạo môi trường phù hợp.
→ Để duy trì các sinh vật còn sống làm thức ăn cho động vật thủy sản.
- Tuy nhiên, thời gian bảo quản ngắn hơn so với các hình thức bảo quản khác.
4. Bảo quản nguyên liệu
- Tùy theo nhóm nguyên liệu dùng làm thức ăn thủy sản mà có cách bảo quản với thời gian dài, ngắn khác nhau.
- Nhóm nguyên liệu cung cấp protein như:
+ Bột cá.
+ Bột thịt.
+ Bột huyết,...
→ Ở dạng bột để hút ẩm nên thời gian bảo quản không được lâu.
+ Nhóm nguyên liệu này có hàm lượng protein cao nên dễ bị nhiễm nấm mốc.
→ Cần sấy khô, bọc kín bằng túi nylon trong quá trình bảo quản.
- Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, khoai, sắn,... nên:
+ Bảo quản dạng hạt.
+ Dạng miếng khô.
→ Được lâu hơn dạng bột vì dạng bột dễ hút ẩm.
- Nhóm chất phụ gia thường có độ ẩm thấp nhưng độ hút ẩm cao.
→ Cần được bảo quản trong bao bì kín để có thể bảo quản được lâu.
II. CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN
1. Chế biến thức ăn thủ công
- Thường được thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình.
- Thức ăn được chế biến bằng cách:
+ Cắt, thái.
+ Xay nhuyễn.
+ Nghiền nhỏ,...
→ Các nguyên liệu nuôi dễ dàng hấp thụ và khả năng tiêu hóa thức ăn.
- Ví dụ:
+ Cỏ được cắt nhỏ cho cá trắm cỏ giống.
+ Cá tạp được nghiền dạng chả dùng cho ba ba giống mới tập ăn.
- Thức ăn chế biến thủ công thường có thời gian bảo quản ngắn.
2. Chế biến thức ăn công nghiệp
- Chế biến thức ăn công nghiệp thường được:
+ Thực hiện ở quy mô lớn.
+ Thức ăn thu được có thời gian bảo quản dài.
- Chế biến thức ăn công nghiệp gồm các bước như:
+ Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.
+ Bước 2. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sấy khô, băm nhỏ, xay, nghiền,...
+ Bước 3. Phối trộn nguyên liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia theo tỉ lệ thích hợp.
+ Bước 4. Hỗn hợp thức ăn được trộn đều cùng với chất kết dính rồi chuyển sang bộ phận ép viên.
+ Bước 5. Sấy khô, đóng gói, bảo quản.
III. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN Ở QUY MÔ NHỎ
1. Chế biến và bảo quản thức ăn cho cá trắm cỏ giai đoạn cá giống
a. Nguyên liệu và dụng cụ
- Nguyên liệu: các loại cỏ phù hợp với cá trắm cỏ.
+ Ví dụ:
-
Cỏ voi, thân và lá ngô.
-
Một số giống cỏ chuyên cho cá như cỏ Ghine Mombasa, cỏ Ruzi,...
- Dụng cụ:
+ Dụng cụ cắt cỏ (máy, dao, kéo,...).
+ Dụng cụ chứa cỏ.
+ Găng tay,...
b. Các bước tiến hành
Bước 1. Cắt cỏ thành từng đoạn dài khoảng 5 - 10 cm bằng dụng cụ phù hợp.
Bước 2. Cho cỏ đã cắt vào túi nylon, buộc chặt miệng túi.
Bước 3. Bảo quản túi cỏ ở nơi thoáng mát rồi cho cá ăn dần.
Bước 4. Thu dọn và vệ sinh dụng cụ.
c. Thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm 3 đến 5 em.
d. Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá kết quả của nhóm mình.
- Đánh giá kết quả của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho lươn hoặc ba ba
- Lươn và ba ba là những loài động vật thủy sản.
+ Sử dụng thức ăn là động vật như:
- Cá tạp.
- Giun,...
- Nếu sử dụng thức ăn là cá tạp thì phải băm nhỏ.
- Nếu cắt khúc to chúng khó ăn:
+ Lựa chọn ăn phần ngon.
+ Bỏ lại phần không ngon.
+ Dễ gây ô nhiễm môi trường.
- Khi chế biến thức ăn là cá tạp bằng cách:
+ Xay trộn đều có bổ sung chất bám dính.
+ Chúng ăn thức ăn được dễ hơn.
+ Không kén chọn thức ăn.
a. Nguyên liệu và dụng cụ
- Cá tạp (500 g).
- Dao, kéo (dùng để cắt nhỏ cá).
- Găng tay.
- Máy xay sinh tố.
- Dụng cụ chứa cá xay.
- Tủ lạnh.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1. Dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ cá rồi cho vào máy xay sinh tố.
- Bước 2. Xay nhuyễn cá bằng máy xay sinh tố.
- Bước 3. Cho cá đã xay vào hộp nhựa, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để cho ba ba hoặc lươn ăn dần.
- Bước 4. Thu dọn và vệ sinh dụng cụ.
c. Thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm 3 đến 5 học sinh.
d. Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá kết quả của nhóm mình.
- Đánh giá kết quả của nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây