Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc.
a) Quyền của công dân về bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ tổ quốc là quyền cao quý của mỗi công dân.
- Công dân có quyền tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tổ quốc.
- Công dân có quyền bình đẳng về bảo vệ tổ quốc.
- Công dân có quyền kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
Ví dụ: Hơn 4300 công dân Hà Nội đã thực hiện quyền bảo vệ tổ quốc của mình bằng việc lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
b) Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam.
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc......
Ví dụ: người dân trên địa bàn tỉnh A đã thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng cách chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện và phối hợp với lực lượng chức năng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc.
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực.
- Đối với xã hội:
+ Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Gây khủng hoảng chính trị, cản trở sự phát triển của đất nước, trật tự quản lí xã hội.... - Đối với cá nhân:
+ Xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân.
+ Gây tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tiền bạc của công dân...
Ví dụ: Điều 117, bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây