Bài học cùng chủ đề
- Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 1)
- Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 2)
- Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 3)
- Luyện tập Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 1)
- Luyện tập Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 16. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (phần 2) SVIP
I. GIAO THÔNG VẬN TẢI
* Tình hình chung
- Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống.
- Mạng lưới giao thông vận tải phân bố rộng khắp và kết nối với một số tuyến đường quốc tế, như đường sắt, đường bộ xuyên Á,…
- Các đầu mối giao thông lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cửa ngõ quốc tế, tăng cường khả năng hội nhập của đất nước.
- Trong những năm gần đây, dịch vụ vận tải ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, cự li vận chuyển xa hơn. Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
1. Đường ô tô
a. Tình hình phát triển
Là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường ô tô cao nhất trong cơ cấu vận tải nước ta và có xu hướng tăng.
- Chất lượng vận tải và dịch vụ ngày càng được cải thiện, hiệu quả kinh tế của vận tải bằng đường ô tô được nâng lên.
b. Phân bố
Mạng lưới đường ô tô ở nước ta ngày càng phát triển, trải rộng khắp các địa phương đảm bảo kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác và kết nối vùng, miền, quốc tế.
- Các tuyến đường bắc - nam là trục giao thông quan trọng nhất của nước ta như: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam.
- Các tuyến đường theo hướng đông - tây liên kết với trục bắc - nam, các khu kinh tế và tăng cường kết nối quốc tế như quốc lộ 7, 8, 9, 19, 24,...
- Các tuyến đường xuyên Á, cao tốc tạo động lực phát triển kinh tế các vùng và cả nước như: đường cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương,...
2. Đường sắt
a. Tình hình phát triển
- Vận tải đường sắt chủ yếu là vận chuyển hàng hóa.
- Hệ thống đường sắt hiện có được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên chất lượng hạ tầng được nâng lên, tốc độ và an toàn đường sắt được cải thiện.
- Chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
- Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đang được quan tâm phát triển.
b. Phân bố
- Tuyến đường sắt dài và quan trọng nhất ở nước ta là tuyến Bắc - Nam (Thống Nhất), chạy gần như song song với quốc lộ 1.
- Các tuyến khác tập trung ở phía bắc, trong đó ba tuyến quan trọng là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn,...
- Đường sắt nước ta tham gia mạng lưới đường sắt Á - Âu, vận chuyển hàng liên vận quốc tế.
3. Đường sông
a. Tình hình phát triển
- Vận tải đường sông nước ta đảm nhận các chức năng: chuyên chở hàng hóa nội địa, kết nối với vận tải biển trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đường sông bó hẹp trong các khu vực có hệ thống sông lớn và sâu trong nội địa và tăng cường kết nối với các loại hình vận tải khác.
b. Phân bố
- Giao thông đường sông được phát triển chủ yếu trên một số hệ thống sông lớn như: hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long,...
- Các tuyến trong khu vực phía Bắc có các tuyến vận tải quan trọng: Việt Trì - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, ... Đường Quảng Ninh - Việt Trì, Sài Gòn - Cà Mau, ...
- Một số cảng quan trọng ở nước ta là: Việt Trì (Phú Thọ), Tân Châu (An Giang),...
4. Đường biển
a. Tình hình phát triển
- Vận tải đường biển nước ta đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và trung chuyển quốc tế.
- Đường biển tăng cường ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.
- Cả nước có 34 cảng biển với 296 bến cảng (năm 2021).
b. Phân bố
- Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hoá xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.
- Hai cảng loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Một số bến cảng quan trọng là Vân Phong (thuộc cảng Khánh Hoà), Cái Mép (thuộc cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), Đình Vũ (thuộc cảng Hải Phòng),...
- Các tuyến đường biển nội địa tạo mối liên kết giữa các vùng trong nước, như: Hải Phòng - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh,...
- Các tuyến đường biển quốc tế kết nối với các quốc gia và châu lục khác, như: Hải Phòng - Hồng Công, Thành phố Hồ Chí Minh - Xin-ga-po,...
- Việt Nam đã thiết lập các tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ, châu Âu.
5. Đường hàng không
a. Tình hình phát triển
- Vận tải hàng không ở nước ta có tốc độ phát triển và hiện đại hoá nhanh.
- Năng lực vận chuyển ngày càng cao nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ, tăng cường đội tàu bay và mở rộng mạng lưới đường bay.
- Đến năm 2021, Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng quốc tế.
b. Phân bố
- Các cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta.
- Các tuyến đường bay nội địa ngày càng được mở rộng. Một số tuyến đường bay quốc tế quan trọng là Hà Nội - Tô-ky-ô, Đà Nẵng - Hồng Công, Thành phố Hồ Chí Minh - Lốt An-giơ-lét,...
- Việt Nam đã thiết lập được những chuyến bay thẳng đi Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi.
6. Đường ống
- Đường ống chủ yếu vận chuyển xăng dầu và khí, phục vụ hiệu quả cho ngành khai thác, chế biến và phân phối dầu khí tại Việt Nam.
- Đường ống nước ta có một số hệ thống chính: đường ống vận chuyển xăng dầu từ Bãi Cháy - Hạ Long tới các tỉnh vùng Đông bằng sông Hồng, hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây