Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 15. Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ SVIP
I. KHÁI NIỆM SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như:
+ Thân.
+ Lá.
+ Hoa.
+ Quả.
+ Rễ,...
- Chúng làm:
+ Lá bị khuyết, thủng, cuốn.
+ Quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng,...
- Một số sâu hại cây trồng thường gặp là:
+ Châu chấu.
+ Sâu cuốn lá.
+ Rệp, bọ hung.
+ Ruồi đục quả.
+ Sâu xanh,...


- Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí,... của cây trồng.
→ Do các loài vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.
- Một số bệnh hại thường gặp như:
+ Bệnh bạc lá.
+ Bệnh đạo ôn trên lúa.
+ Bệnh thán thư.
+ Bệnh vàng lá greening trên cây có múi.
+ Bệnh héo xanh vi khuẩn.
+ Bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa.
+ Bệnh lở cổ rễ cà chua,...


II. TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
- Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng:
+ Sinh trưởng, phát triển kém.
+ Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.


III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
1. Biện pháp canh tác
a. Khái niệm
- Biện pháp canh tác là việc áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như:
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Làm đất.
+ Bón phân.
+ Tưới nước.
+ Luân canh.
+ Xen canh cây trồng,...
→ Nhằm mục đích:
+ Loại bỏ mầm sâu, bệnh.
+ Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.
+ Tăng khả năng chống sâu, bệnh.


b. Ưu điểm
- Đơn giản.
- Dễ thực hiện.
- Dễ áp dụng rộng rãi.
- Thân thiện với môi trường.
c. Nhược điểm
- Mang tính ngăn ngừa là chính.
2. Biện pháp cơ giới, vật lí
a. Khái niệm
- Biện pháp cơ giới, vật lí là việc dùng:
+ Sức người.
+ Dụng cụ.
+ Máy móc.
+ Bẫy.
→ Để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

b. Ưu điểm
- Dễ thực hiện.
- Mang lại hiệu quả ngay.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
c. Nhược điểm
- Tốn nhiều công lao động.
- Tốn kém khi áp dụng trên diện rộng.
3. Biện pháp sinh học
a. Khái niệm
- Biện pháp sinh học là:
+ Việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

b. Ưu điểm
- Có tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường.
c. Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Tác dụng chậm.
- Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.
4. Biện pháp hoá học
a. Khái niệm
- Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

b. Ưu điểm
- Dễ sử dụng.
- Hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.
c. Nhược điểm
- Có thể gây ảnh hưởng đến:
+ Sức khoẻ con người.
+ Sản phẩm trồng trọt.
→ Làm:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Giảm đa dạng sinh học.
+ Hình thành tính kháng thuốc ở sâu, bệnh hại.
5. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM)
a. Khái niệm
- Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:
+ Sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong đó chú trọng biện pháp sinh học.
→ Nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế.

trừ sâu bệnh hại cây trồng
b. Ưu điểm
- Giảm chi phí bảo vệ thực vật.
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ đa dạng sinh học.
c. Nhược điểm
- Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.
IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp:
+ Bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng,
+ Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt.
- Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại còn có tác dụng:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây