Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15. Khái quát về cơ khí động lực SVIP
I. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- Hệ thống cơ khí động lực là các máy cơ khí bao gồm:
+ Nguồn động lực (động cơ): cung cấp năng lượng cho hệ thống.
+ Hệ thống truyền lực: truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác.
- Các hệ thống cơ khí động lực phổ biến nhất là các phương tiện cơ giới, có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội.
II. MÁY CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC ĐIỂN HÌNH
Hệ thống cơ khí động lực được phân biệt thành các loại phương tiện cơ giới khác nhau.
1. Ô tô và xe chuyên dụng
- Ô tô là loại máy cơ khí động lực sử dụng bánh xe đàn hồi để hoạt động trên đường bộ và là phương tiện vận tải chính trên đường bộ.
- Xe chuyên dụng là loại máy cơ khí động lực có khả năng hoạt động trên mặt đất để thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt.
- Ví dụ: xe cứu thương một trong các loại xe chuyên dụng.
- Cả ô tô và xe chuyên dụng đều có khả năng cơ động đến nhiều địa hình.
2. Tàu thuỷ
- Tàu thuỷ là hệ thống cơ khí động lực, sử dụng cánh quạt để hoạt động trên mặt nước và phục vụ cho giao thông vận tải đường thuỷ.
- Tàu thuỷ có sức chuyên chở rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá quốc tế.
- Tuy nhiên, tốc độ của tàu thuỷ không lớn và yêu cầu hạ tầng cảng lớn, không phù hợp với những vùng địa lí không thuận lợi.
3. Máy bay
- Máy bay là loại hệ thống cơ khí động lực trong đó máy công tác là cánh quạt hoặc cánh bằng kết hợp với cánh quạt để hoạt động.
- Máy bay được sử dụng chủ yếu trong:
+ Vận tải hàng hóa.
+ Hành khách.
- Hệ thống cơ khí động lực hoạt động trong không trung:
+ Tàu vũ trụ.
+ Vệ tinh.
+ Tên lửa đẩy.
- Máy bay có tốc độ di chuyển nhanh và thường được sử dụng trong vận tải quốc tế với khoảng cách di chuyển xa.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây