Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15. Bản vẽ lắp SVIP
I. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP
- Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí, quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết dùng để lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.
- Một bản vẽ lắp gồm có các nội dung sau:
a. Hình biểu diễn của bộ phận lắp
- Gồm các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,... thể hiện vị trí và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.
b. Kích thước
- Bản vẽ lắp phải thể hiện một số kích thước quan trọng gồm:
+ Kích thước chung sản phẩm (dài, rộng, cao).
+ Các kích thước lắp ghép của các chi tiết trong cùng một bộ phận lắp, kích thước đặt máy,...
c. Bảng kê
- Gồm số thứ tự, tên gọi, số lượng, vật liệu chế tạo chi tiết.
d. Khung tên
- Gồm tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, cơ sở thiết kế (sản xuất).
II. ĐỌC BẢN VẼ LẮP
- Đọc bản vẽ lắp là thông qua nội dung trên bản vẽ để biết được:
+ Hình dạng, kết cấu, công dụng của bộ phận được lắp ghép, hình dung được hình dạng các chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa chúng.
- Đọc bản vẽ lắp thường theo một trình tự nhất định như sau:
+ Bước 1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê.
+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn để biết được:
-
Tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,... để hình dung ra hình dạng, kết cấu của bộ phận lắp.
+ Bước 3: Đọc các kích thước để biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp.
+ Bước 4: Phân tích chi tiết để biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.
+ Bước 5: Tổng hợp lại để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây