Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến 1985 (Phần I) SVIP
BÀI 14: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985
* Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa:
- Với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:
+ Phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế.
+ Luôn coi trọng quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn,…
+ Nhiều hiệp ước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học - kĩ thuật đã được kí kết.
+ Năm 1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
+ Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Hình 1: Ngày 23 - 7 - 1980, tàu Liên hợp 37 của Liên Xô chở nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Go-rơ-bát-cô
đã bay vào vũ trụ
- Với Trung Quốc: đàm phán để giải quyết các xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
* Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á:
- Phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia.
- Sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước khác ở Đông Nam Á.
- Sau năm 1975, lập trường của Việt Nam là không ngừng củng cố quan hệ giữa ba nước Đông Dương.
- Năm 1977, Việt Nam và Lào kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
- Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.
- Từ năm 1980, Việt Nam chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.
* Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác:
- Tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
- Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mỹ, hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.
- Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước, gia nhập các tổ chức quốc tế.
- Tham gia các hoạt động góp phần phát huy vai trò tích cực của Phong trào Không liên kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình.
* Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ:
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch.
- Nhiều cuộc hội đàm Việt - Mỹ đã diễn ra tại Pa - ri và Hà Nội.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây