Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Thực hiện pháp luật. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Khái niệm thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật:
- Là quá trình hoạt động có mục đích.
- Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
- Trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Các bạn học sinh thực hiện việc bỏ rác vào thùng, đúng nơi quy định.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Tuân thủ pháp luật.
Tuân thủ pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật.
- Trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
Ví dụ: Dừng xe khi thấy đèn đỏ.
b. Thi hành pháp luật.
Thi hành pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật.
- Trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).
Ví dụ: Thanh niên đủ 18 tuổi đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
c. Sử dụng pháp luật.
Sử dụng pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật.
- Trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền tự do pháp lý của mình.
- Theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).
Ví dụ:
d. Áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật:
- Là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định.
- Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Toà tuyên án anh T 5 năm tù giam vì tội cố ý gây thương tích.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây