Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 12. Quản lí môi trường nuôi thủy sản SVIP
I. VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
- Môi trường nuôi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng thuỷ sản.
- Việc quản lí nhằm duy trì sự ổn định của môi trường nuôi thuỷ sản.
- Vai trò của quản lí môi trường nuôi thuỷ sản:
+ Duy trì điều kiện sống ổn định, phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.
+ Giảm chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thuỷ sản.
+ Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
+ Hạn chế các tác động xấu đến sức khoẻ con người.

II. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
1. Quản lí nguồn nước trước khi nuôi
- Nguồn nước là yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản.
- Cần phải kiểm tra, đánh giá và xử lí các chỉ số an toàn của nguồn nước nuôi.
- Chỉ đưa thuỷ sản vào môi trường nuôi khi nguồn nước đảm bảo chất lượng.
- Chủ động kiểm soát nước nuôi thuỷ sản cả về số lượng, lưu lượng và chất lượng.
- Các nguồn nước nuôi, nước thải cần được xử lí đúng quy định.

2. Quản lí nguồn nước trong quá trình nuôi
a. Quản là các yếu tố thuỷ lí
- Trong quá trình nuôi thuỷ sản, các yếu tố thuỷ lí như:
+ Nhiệt độ.
+ Độ trong của nước,...
→ Cần thường xuyên được kiểm tra để có thể xử lí kịp thời và phù hợp.
- Nhiệt độ tăng cao, có thể sử dụng mái che hoặc bổ sung nước.
- Nhiệt độ giảm có thể sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí.
b. Quản Ií các yếu tố thuỷ hoá
- Định kì đo độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan và hàm lượng \(NH_3\), trong môi trường nuôi thuỷ sản.
- Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, khi phát hiện những bất thường ở đối tượng nuôi như cá bơi nổi nhiều trên mặt nước, cá chết hàng loạt,...
c. Quản lí các yếu tố thủy sinh
- Định kì kiểm tra sự có mặt của tảo trong nước nuôi thuỷ sản hoặc kiểm tra khi thấy có sự thay đổi bất thường của màu nước.
- Quản lí các yếu tố thuỷ sinh khác như rong, rêu, vi sinh vật,... một cách phù hợp.
- Khi thấy hiện tượng mặt nước nổi vàng, xuất hiện bọt nước li ti, màu nước thay đổi thì có thể mật độ tảo trong môi trường đang ở mức cao.
- Để xử lí hiện tượng này, có thể:
+ Thay thế một phần nước bề mặt.
+ Sử dụng hóa chất diệt tảo phù hợp.
+ Sục khí hoặc quạt nước để bổ sung oxygen cho nước.

d. Quản lí chất thải nuôi thuỷ sản.
- Lượng thức ăn dư thừa và chất thải của nuôi thuỷ sản công nghiệp tạo ra hàng ngày rất lớn.
- Nếu không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nuôi.
- Trong trường hợp này cần thiết phải bổ sung các chế phẩm vi sinh, enzyme để hỗ trợ quá trình chuyển hoá.
- Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp thu gom cơ học theo chu kì.
3. Quản lí nguồn nước sau khi nuôi
- Nguồn nước thải sau nuôi thuỷ sản và nguồn nước bị ô nhiễm cần được xử lí trước khi đưa ra môi trường.
- Tuỳ từng mức độ ô nhiễm khác nhau mà thực hiện các biện pháp xử lí phù hợp như:
+ Đưa vào bể lắng, lọc.
+ Xử lí hóa chất.
+ Xử lí bằng các chế phẩm sinh học.

III. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN
1. Xác định độ mặn, pH và hàm lượng oxygen hoà tan của nước
a. Chuẩn bị
- Dụng cụ:
+ Thiết bị đo độ mặn, pH và hàm lượng oxygen hoà tan.
+ Dụng cụ đựng nước.

- Mẫu nước:
+ Dùng dụng cụ đựng nước lấy nước tại các nguồn nước khác nhau.
+ Nếu lấy nước ở cùng một nguồn nước thì lấy tại các vị trí khác nhau.
b. Các bước thực hành
- Bước 1. Khởi động thiết bị đo.
+ Lắp pin (hoặc cắm nguồn) vào thiết bị.
+ Bấm nút On/Off khi nhìn thấy đèn sáng hoặc hiển thị thông số là thiết bị đã được khởi động.
- Bước 2. Đo các chỉ tiêu.
+ Chuyển thiết bị về chế độ đo độ mặn/pH/hàm lượng oxygen hoà tan.
+ Mở nắp đậy điện cực, cắm chìm điện cực vào mẫu nước cần đo.
- Bước 3. Đọc kết quả.
+ Đợi từ 5 đến 10 giây, kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình thiết bị.
+ Ghi nhận kết quả đo.

c. Thực hiện
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Mỗi nhóm không quá 5 học sinh.
- Mỗi nhóm thực hiện đo độ mặn, pH và hàm lượng oxygen hoa tan với các mẫu nước khac nhau.
- Tiến hành đo đúng kĩ thuật.
- So sánh kết quả đo giữa các nhóm với nhau.
d. Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá và đánh giá kết quả của nhóm khác theo:
+ Các bước tiến hành.
+ Kĩ thuật sử dụng thiết bị.
+ Kết quả thực hành.
+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Giáo viên:
+ Nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm.
+ Phân tích sự sai khác trong kết quả đo của các nhóm (nếu có).
2. Xác định sinh vật phù du trong nước
a. Chuẩn bị
- Dụng cụ:
+ Kính hiển vi quang học có vật kính 4x, 10x, 40x, 100x và thị kính 10x.
+ Lam kính, lamen, bông, pipet.
+ Dụng cụ đựng nước.

- Mẫu nước:
+ Lấy từ các nguồn nước nuôi thuỷ sản khác nhau.
b. Các bước thực hành
- Bước 1. Chuẩn bị tiêu bản.
+ Đặt một ít sợi bông lên lam kính.
+ Dùng pipet nhỏ một giọt nước mẫu lên phần sợi bông trên lam kính.
+ Đậy lamen lên mẫu nước.
- Bước 2. Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
+ Đặt tiêu bản lên mâm kính.
+ Quan sát mẫu vật ở các độ phóng đại khác nhau.
- Bước 3. Ghi nhận kết quả.
+ Quan sát, ghi chép, vẽ lại những sinh vật quan sát được.
+ Thu dọn dụng cụ thực hành.
+ Bảo quản kính hiển vi đúng cách.
c. Thực hiện
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Mỗi nhóm không quá 5 học sinh.
- Mỗi nhóm thực hiện việc quan sát với các mẫu nước khác nhau.
- Thực hành đùng kĩ thuật.
- So sánh kết quả quan sát giữa các nhóm với nhau.
d. Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá kết quả theo các tiêu chí:
+ Các bước tiến hành.
+ Kĩ thuật sử dụng thiết bị.
+ Kết quả thực hành.
+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Giáo viên:
+ Nhận xét, đánh giá kết quả của mỗi nhóm.
+ Phân tích sự sai khác trong kết quả quan sát của các nhóm (nếu có).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây