Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 12. Hình chiếu phối cảnh SVIP
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
1. Khái niệm
- Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
- Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác cho người xem về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
![Phép chiếu xuyên tâm Công nghệ 10, Phép chiếu xuyên tâm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781f7f7386c2.png)
- Để vẽ được hình chiếu phối cảnh, cần một hệ thống các mặt phẳng gồm:
+ Mặt phẳng vật thể:
-
Là mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt vật thể cần biểu diễn.
+ Mặt tranh hay còn gọi là mặt phẳng hình chiếu:
-
Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vật thể.
+ Mặt phẳng tầm mắt:
-
Là mặt phẳng song song với mặt phẳng vật thể, đi qua điểm nhìn (mắt người quan sát).
+ Đường chân trời:
-
Là giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt (kí hiệu tt).
+ Tâm chiếu:
-
Là điểm hội tụ của các tia chiếu (còn gọi là điểm nhìn).
![Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh Công nghệ 10, Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fab1d10ce.jpg)
- Hình chiếu phối cảnh tạo cảm giác giống như thật khi quan sát bằng mắt.
- Vì vậy, hình chiếu phối cảnh thường được kèm theo cùng với:
+ Các hình chiếu vuông góc trong hồ sơ thiết kế kiến trúc hoặc xây dựng.
2. Các loại hình chiếu phối cảnh
- Tùy theo vị trí của mặt tranh so với mặt của vật thể cần biểu diễn, hình chiếu phối cảnh được chia ra làm hai loại:
+ Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.
+ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
![Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ Công nghệ 10, Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fc3c901e8.jpg)
- Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
![Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ Công nghệ 10, Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fc626fdc9.jpg)
II. VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ
Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:
- Bước 1. Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt, chọn một điểm F' trên đường tt làm điểm tụ.
![Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt Công nghệ 10, Vẽ một đường thẳng nằm ngang làm đường chân trời tt](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fd68d0c31.png)
- Bước 2. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
![Vẽ hình chiếu đứng của vật thể Công nghệ 10, Vẽ hình chiếu đứng của vật thể](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fd96f34a8.png)
- Bước 3.
+ Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ.
+ Từ các điểm 1', 2', 3', 4', 5',... nối các đường thẳng với điểm tụ F'.
![Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ Công nghệ 10, Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fda2a699e.png)
- Bước 4.
+ Xác định chiều rộng của vật thể.
+ Trên đường 8'F' lấy đoạn 8'K' làm chiều rộng (độ sâu) của vật thể.
+ Từ K' vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
![Xác định chiều rộng của vật thể Công nghệ 10, Xác định chiều rộng của vật thể](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fdaeaaaa5.png)
- Bước 5. Xóa bỏ cạnh khuất, tô đậm các cạnh thấy của vật thể.
![Hoàn thiện vật thể Công nghệ 10, Hoàn thiện vật thể](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0111/img_teacher_2025-01-11_6781fdb8caa0e.png)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây