Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Hình chiếu phối cảnh SVIP
I. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
- Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm với:
+ Tâm chiếu là điểm nhìn.
+ Mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng được gọi là mặt tranh.
- Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách xa gần giống như khi quan sát trong thực tế.
- Hình chiếu phối cảnh thường được dùng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn:
+ Nhà cửa.
+ Đê đập.
+ Cầu đường,...
- Dựa vào số lượng điểm tụ mà chia ra hình chiếu phối cảnh:
+ Một điểm tụ.
+ Hai điểm tụ.
+ Ba điểm tụ.
- Hai loại hình chiếu phối cảnh thường gặp là:
+ Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
+ Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.
II. VẼ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
Có nhiều phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh.
Ví dụ: giá chữ L.
Các bước vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:
- Bước 1. Vẽ đường chân trời: vẽ một đường nằm ngang tt dùng làm đường chân trời.
- Bước 2. Chọn điểm tụ: chọn một điểm F' trên đường chân trời làm điểm tụ.
- Bước 3. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
- Bước 4. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh: nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ.
- Bước 5. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh:
+ Lấy một điểm l' trên A'F' để xác định chiều rộng của vật thể A'l' = 30.
+ Từ điểm I', vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng của vật thể.
- Bước 6. Hoàn thiện hình: tẩy các nét trung gian, tô đậm các cạnh thấy của vật thể.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây