Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12. Đồng bằng sông Hồng (phần 2) SVIP
4. Vị thế của Thủ đô Hà Nội
- Vị thế đặc biệt quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
- Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế,...
- Quy mô nền kinh tế: chiếm khoảng 41% GRDP toàn vùng và khoảng 13% GDP cả nước (năm 2021), thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có giá trị xuất khẩu đứng hàng đầu cả nước.
- Có vai trò thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Có mục tiêu phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
5. Sự phát triển và phân bố kinh tế
- Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, đối ngoại của cả nước.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng nhanh, chiếm khoảng 30% của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực, khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
a. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu GRDP của vùng.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ,...
* Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất cây lương thực lớn thứ hai cả nước. Lúa là cây lương thực chủ yếu của vùng.
+ Diện tích và sản lượng lúa có xu hướng giảm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
+ Năng suất lúa đứng đầu cả nước do trình độ thâm canh cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
+ Vùng có thế mạnh trồng cây thực phẩm, nhất là cây vụ đông ở nhiều địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Cây ăn quả có xu hướng mở rộng về diện tích, hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung.
- Chăn nuôi:
+ Chú trọng phát triển với phương thức chăn nuôi hiện đại, quy mô lớn.
+ Lợn và gia cầm là vật nuôi quan trọng của vùng. Lợn chiếm khoảng 1/5 tổng số lượng lợn, gia cầm chiếm khoảng 1/4 tổng số lượng gia cầm cả nước.
* Thủy sản:
- Đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản, sản lượng tăng liên tục.
- Phương tiện khai thác ngày càng hiện đại, nuôi trồng theo hình thức công nghiệp ngày càng phổ biến.
* Lâm nghiệp:
- Diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác còn ít, chủ yếu khai thác ở tỉnh Quảng Ninh nhằm phục vụ khai thác mỏ.
- Rừng được chú trọng bảo vệ, nhất là các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển. Rừng phòng hộ ven biển và rừng sản xuất được mở rộng.
- Nghề trồng dược liệu ở khu vực đồi núi ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
b. Công nghiệp
- Hình thành sớm nhất cả nước và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng sản phẩm ngành công nghiệp đóng góp khoảng 35% GRDP toàn vùng.
- Cơ cấu ngành đa dạng, nổi bật là công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; nhiệt điện; khai thác than; sản xuất vật liệu xây dựng,...
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt vào các lĩnh vực điện tử, phương tiện vận tải,...
- Sự phát triển công nghiệp đã làm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng thay đổi tích cực, tuy nhiên cũng dẫn đến nguy cơ suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Đây là thách thức lớn đối với quá trình phát triển bền vững của vùng.
- Hiện nay, vùng phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh.
c. Dịch vụ
- Dịch vụ đóng góp 42,1% vào GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng (năm 2021). Hoạt động dịch vụ đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là thương mại, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, du lịch,...
* Thương mại:
- Hoạt động nội thương: phát triển rộng khắp địa phương với đa dạng mặt hàng, hình thức mua bán đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất của vùng.
- Hoạt động ngoại thương: Tỉ trọng giá trị xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 35% cả nước. Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái là những nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập khẩu chủ yếu của cả vùng.
* Giao thông vận tải:
- Ngày càng hiện đại với nhiều hình thức khác nhau giúp kết nối các địa phương trong vùng và cả nước cũng như quốc tế.
- Các tuyến đường quan trọng của vùng:
+ Đường ô tô: quốc lộ 1, 5, 18, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,...
+ Đường sắt: Thống Nhất, Hà Nội - Hải Phòng,...
+ Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn.
+ Các cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh,...
- Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của vùng.
* Tài chính ngân hàng: phát triển rộng khắp để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hà Nội là một trong hai trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước.
* Du lịch: dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, doanh thu cao.
- Ngoài ra, các lĩnh vực khác như bưu chính viễn thông, logistics, giáo dục - đào tạo, y tế,... cũng phát triển mạnh mẽ.
- Định hướng phát triển: trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á; trong đó, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, thương mại, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế; thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây