Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Thành tựu và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Phần I) SVIP
BÀI 11: THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
a) Chính trị, an ninh - quốc phòng
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
→ Ý nghĩa: khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công cuộc Đổi mới.
Hình 1: Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND - UBMTTQVN thành phố Đà Nẵng
tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động
b) Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam: khá cao và tương đối bền vững.
- Quy mô nền kinh tế: năm 2020, với GDP đạt mức 342,7 tỉ USD, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, trong tốp 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Hình 2: GDP của Việt Nam qua 35 năm Đổi mới
- Cơ cấu kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành:
-
Chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
-
Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP.
+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần:
-
Có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá.
-
Thành phần kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng: ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
Hình 3: Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Kinh tế đối ngoại: phát triển nhanh đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, cán cân thương mại chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu.
+ Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài đều chuyển biến tích cực.
→ Ý nghĩa: tình hình kinh tế không ngừng phát triển, tạo ra nhiều điều kiện cho đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
c) Văn hoá - xã hội
* Văn hoá
- Xây dựng và phát triển văn hoá đất nước:
+ Chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.
+ Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển phong phú, đa dạng.
+ Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh.
- Giáo dục, đào tạo: hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.
→ Ý nghĩa: văn hóa có điều kiện giao lưu, tiếp xúc nhiều nền văn hóa thế giới, nhưng vẫn xây dựng được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
* Xã hội
- Vấn đề lao động, việc làm: giảm tỉ lệ thất nghiệp. Số lao động được tạo việc làm trong nước tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.
- Công tác xoá đói giảm nghèo:
+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển.
+ Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh. Giai đoạn 2016 - 2020 Việt Nam là 1 trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.
→ Ý nghĩa: góp phần ổn định an sinh, xã hội. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây