Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
a) Bình đẳng về chính trị .
Về chính trị, các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ:
- Trung thành với Tổ quốc.
- Tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ví dụ: Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954) là nữ chính khách người dân tộc Thái tại Việt Nam. Bà từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam.
b) Bình đẳng về kinh tế.
- Các dân tộc được Đảng, nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế, có các đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù.
- Đảng, nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.
- Các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu cùng phát triển với đất nước.
Ví dụ: Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
- Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy.
- Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.
2. Ý nghĩa của quyền bình giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình.
- Nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
- Động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây