Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (phần 1) SVIP
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước.
- Phát huy các lợi thế so sánh, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
- Tăng cường cập nhật, áp dụng khoa học - công nghệ, tạo nên các phương thức quản lý mới, hiện đại. => Nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tạo ra năng lực sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
- Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và được thể hiện rõ nhất ở:
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế.
- Cơ cấu lao động xã hội.
a. Cơ cấu ngành kinh tế
- Các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Từ sự chuyển dịch này đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
b. Cơ cấu thành phần kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế với:
- Nhiều hình thức sở hữu.
- Nhiều thành phần kinh tế
=> Cùng phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta cũng có sự chuyển dịch.
- Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế động lực.
- Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch: các địa phương đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
=> Tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.
d. Phát triển bền vững
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ là bảo vệ môi trường.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây