Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Thuỷ quyển. Nước trên lục địa SVIP
1. Khái niệm thuỷ quyển
- Là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (rắn, lỏng, hơi).
- Bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển.
- Trong đó, thành phần chủ yếu là nước mặn; nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chủ yếu là nước từ băng, tuyết ở hai vực và trên các đỉnh núi cao.
- Sự vận động và thay đổi trạng thái của nước tạo nên vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
Có 6 nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông được thể hiện trong bảng dưới đây:
Nhân tố | Ảnh hưởng |
Chế độ mưa | Quy định chế độ dòng chảy sông. |
Băng tuyết tan | Làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa xuân khi băng tuyết tan nhanh. |
Hồ, đầm | Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. |
Địa hình | Độ dốc địa hình càng lớn, thời gian tập trung nước và thoát nước trên sông càng nhanh. |
Đặc điểm đất, đá và thực vật | Các khu vực đất, đá dễ thấm nước, vỏ phong hoá dày, có nhiều thực vật che phủ thường có nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hoà. |
Con người | Điều tiết chế độ dòng chảy sông thông qua việc xây dựng các hồ chứa thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, trồng và bảo vệ rừng. |
3. Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành
- Hồ là những khoảng nước đọng hình thành ở nơi có địa hình trũng, tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Có nhiều cách phân loại hồ khác nhau. Theo nguồn gốc hình thành, hồ được chia làm hai loại gồm: hồ tự nhiên và hồ nhân tạo.
STT | Loại hồ | Nguồn gốc hình thành | Ví dụ | |
1 | Hồ tự nhiên | Hồ móng ngựa | Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng. |
Hồ Tây (Hà Nội) |
2 | Hồ kiến tạo | Hình thành ở những vùng trũng, trên các đứt gãy kiến tạo. |
Các hồ ở khu vực Đông Phi |
|
3 | Hồ băng hà | Do quá trình xâm thực của băng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao. |
Vùng Hồ Lớn (lục địa Bắc Mỹ) |
|
4 | Hồ miệng núi lửa | Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. |
Hồ Thới Lới (Quảng Bình) |
|
5 | Hồ nhân tạo | Do con người tạo ra. |
Hồ thuỷ điện Hoà Bình |
4. Nước băng tuyết và nước ngầm
Nước băng tuyết | Nước ngầm | |
Khái niệm | Là nước ở thể rắn. | Là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. |
Nguồn gốc | Do tuyết rơi, được tích tụ, nén chặt lâu dài. | Chủ yếu do nước trên mặt đất ngấm xuống. |
Đặc điểm |
- Chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất. - Luôn thay đổi theo lịch sử phát triển của Trái Đất. |
Mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc vào các nhân tố: nguồn cung cấp, đặc điểm địa hình, lớp phủ thực vật, con người,... |
Phân bố | Hai cực và trên các đỉnh núi cao. | Rộng khắp. |
Vai trò |
- Điều hoà nhiệt độ Trái Đất. - Cung cấp nước ngọt cho sông khi băng tan. |
- Điều hoà mực nước sông. - Là kho nước ngọt trữ lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của con người. |
5. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt
- Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:
+ Giữ sạch nguồn nước.
+ Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây