Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt tiết 1 SVIP
I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Vai trò
a. Đảm bảo an ninh lương thực
- An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia là:
+ Sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế.
+ Đẩy lùi tình trạng:
-
Thiếu lương thực.
-
Nạn đói.
+ Tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.
- Trồng trọt là:
+ Ngành duy nhất tạo ra lương thực.
+ Yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
- Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh:
+ Chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững khi quốc gia đã có an ninh lương thực.
- Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì:
+ Khó có sự ổn định chính trị.
+ Thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lí, kinh tế cho sự phát triển.
b. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp
- Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nuôi là:
+ Sản phẩm của trồng trọt hoặc được chế biến từ sản phẩm trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi sẽ không thể phát triển được nếu không có sản phẩm của trồng trọt để làm thức ăn cho vật nuôi.
- Trồng trọt cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm trồng trọt được:
+ Nâng lên nhiều lần.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
c. Tham gia vào xuất khẩu
- Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp:
+ Có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu.
+ Mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
- Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu phải kể đến như:
+ Gạo, cà phê, hạt điều.
+ Hồ tiêu, chè.
+ Các loại trái cây.
+ Các loại rau xanh,...
d. Tạo việc làm cho người lao động
- Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là:
+ Một trong những lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho người lao động ở nước ta.
- Theo báo cáo “Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê:
+ Tỉ lệ lao động ở nước ta trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 37,7%.
→ Chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành.
- Ngoài ra, trồng trọt còn rất nhiều các vai trò khác như:
+ Mang lại cho con người cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
+ Cung cấp nguồn dược liệu quý cho con người,...
2. Triển vọng
a. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu
- Với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều công nghệ cao được áp dụng trong trồng trọt như:
+ Công nghệ sinh học.
+ Công nghệ nhà kính.
+ Công nghệ tưới tự động.
+ Công nghệ tự động hoá.
+ Công nghệ thuỷ canh,...
→ Giúp trồng trọt tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
- Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt làm:
+ Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên giúp nông dân chủ động trong sản xuất.
+ Khắc phục được tính mùa vụ.
+ Đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.
b. Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
- Việc ứng dụng các thành tựu hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình trồng trọt như:
+ Internet vạn vật (IoT).
+ Trí tuệ nhân tạo.
+ Tự động hoá.
+ Công nghệ nano.
+ Công nghệ sinh học.
+ Công nghệ chiếu sáng,...
→ Giúp:
+ Giảm thiểu sức lao động.
+ Hạn chế thất thoát.
+ Thiệt hại do thiên tai, sâu, bệnh xuống mức thấp nhất.
+ Đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát.
+ Tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
- Nếu như nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại thì:
+ Nông nghiệp 4.0 là thay đổi cách thức quản lí nông nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
1. Cơ giới hoá trồng trọt
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2020:
+ Cơ giới hoá đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt và đạt tỉ lệ cao.
- Cụ thể, về trồng lúa:
+ Khâu làm đất đạt khoảng 95%.
+ Gieo trồng đạt khoảng 42%.
+ Khâu chăm sóc, bảo vệ đạt khoảng 77%.
+ Khâu thu hoạch đạt khoảng 70%.
- Việc áp dụng cơ giới hoá đã giúp:
+ Giải phóng sức người ở các khâu lao động nặng nhọc.
+ Nâng cao năng suất lao động.
+ Tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Giảm tổn thất sau thu hoạch.
+ Nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong trồng trọt.
2. Ứng dụng công nghệ thuỷ canh, khí canh trong trồng trọt
- Công nghệ thuỷ canh, khí canh đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong trồng trọt ở Việt Nam.
- Các mô hình trồng cây thuỷ canh đã được áp dụng ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như:
+ Các loại rau ăn lá.
+ Dưa chuột, cà chua.
+ Dâu tây, khoai tây.
+ Một số loại hoa,....
- Việc áp dụng công nghệ thuỷ canh và khí canh trong trồng trọt cho phép:
+ Con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Công nghệ này còn giúp:
+ Tiết kiệm không gian.
+ Tiết kiệm nước trong trồng trọt.
+ Kiểm soát tốt chất lượng nông sản.
+ Nâng cao năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt
- Tưới tự động, tiết kiệm là phương pháp cung cấp nước cho cây trồng một cách tự động, hiệu quả nhất.
- Có ba phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong trồng trọt là:
+ Tưới nhỏ giọt.
+ Tưới phun sương.
+ Tưới phun mưa.
- Hiện nay, công nghệ tưới nước tự động đang được:
+ Áp dụng rộng rãi trên hầu hết các đối tượng cây trồng ở Việt Nam.
+ Mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt.
- Công nghệ này giúp:
+ Tiết kiệm nước.
+ Tiết kiệm công lao động.
+ Tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển.
+ Bảo vệ đất trồng.
4. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
- Trồng trọt trong nhà kính giúp:
+ Kiểm soát sâu, bệnh hại.
+ Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của đất và không khí,
+ Giúp bảo vệ cây trồng.
- Nhờ đó, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản:
+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Ở Việt Nam, công nghệ nhà kính được áp dụng ở:
+ Hầu hết các tỉnh, thành phố.
+ Trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau.
→ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây