Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến SVIP
1. Đường truyền hữu tuyến
Đường truyền hữu tuyến là phương pháp truyền tải dữ liệu thông qua cáp mạng hoặc các thiết bị truyền dẫn khác.
a) Cáp đồng trục
Cấu tạo của cáp bao gồm:
- Lõi truyền dẫn tín hiệu: gồm một hoặc nhiều sợi dây đồng bó lại dùng để truyền tín hiệu.
- Lớp điện môi: vật liệu cách điện cách li lõi và vỏ bảo vệ bên ngoài.
- Lớp lưới chống nhiễu: dạng lưới kim loại ngăn nhiễu điện từ cho lõi.
- Lớp vỏ bảo vệ: làm bằng vật liệu chống cháy, không dẫn điện.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Độ bền cao, chịu được yếu tố môi trường. | Tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn cáp quang. |
Chống nhiễu, chống thất thoát năng lượng. | Khoảng cách truyền tải hạn chế, khó cài đặt. |
Dùng cho truyền dẫn tín hiệu ti vi chất lượng cao. | Tiềm ẩn nguy cơ bị giật điện nếu cáp rò rỉ. |
b) Cáp xoắn đôi
Cáp xoắn gồm 4 cặp dây riêng biệt xoắn lại với nhau được sử dụng rộng rãi trong hệ thống mạng máy tính.
Tốc độ truyền chậm hơn cáp quang và không phù hợp nếu muốn truyền ứng dụng yêu cầu tốc độ cao.
Sử dụng để truyền tải dữ liệu ở khoảng cách gần. Ví dụ, kết nối máy tính với các thiết bị mạng như Switch.
c) Cáp quang
Sử dụng sợi thủy tinh hoặc nhựa để truyền tải tín hiệu ánh sáng. Gồm các sợi quang được bọc bởi một lớp vật liệu cách điện và một lớp bảo vệ bên ngoài.
Phù hợp để truyền tải băng thông cao, khoảng cách ở xa, chống nhiễu điện từ tốt.
Chi phí sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng khá cao.
2. Đường truyền vô tuyến
Đường truyền vô tuyến sử dụng sóng điện từ để truyền tải tín hiệu. Mạng Wi-Fi là một ví dụ điển hình.
Một ưu điểm là giảm bớt khó khăn khi lắp đặt và triển khai hệ thống so với đường hữu tuyến.
Nhược điểm là bị giới hạn bởi tốc độ và khoảng cách truyền tải, dễ bị nhiễu dẫn đến mất dữ liệu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây