bản ngã còn được gọi là cái tôi của mỗi người và từ khi sinh ra mỗi người chúng ta đã có cái tôi của riêng mình. Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh. Nói rõ hơn  Tích cực là: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; Tiêu cực là: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn. Cái tôi không mang đến lợi ích, những người càng có cái tôi quá lớn càng không có được nhiều hạnh phúc như người khác. Vậy ảnh hưởng của cái tôi là gì? Hình thái biểu hiện của cái tôi là sự tự ái quá mức và những tưởng tượng, suy diễn không phù hợp. Chính nó là yếu tố khiến mỗi người tự cho chính mình là trung tâm của vũ trụ hoặc mãi bị chìm đắm trong sự mặc cảm, tự ti về bản thân mà không thoát ra được. Nói cách khác, khi cái tôi quá lớn, chúng ta không thể nhìn nhận sự vật, sự việc và hiện tượng đúng theo bản chất vốn có của nó. Cái tôi bị đè nén sẽ trở nên biến dạng, móp méo khiến cho người sở hữu nó không thể tự chủ trái lại có các hành vi không đúng như lừa dối, chèn ép hay tâng bốc nhau một cách thái quá và chính vì như thế vô hình khiến mỗi chúng ta trở nên giả tạo trong mắt người khác. Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?
Rồi cũng có một lúc nào đó, họ cũng thấy mình sai, cũng biết ân hận, hối tiếc,… nhưng chính những điều đó có đủ mạnh để giúp họ vượt qua “cái tôi” của chính con người họ hay không?. Cũng có khi nhìn lại dù chỉ là thoáng qua, họ thấy đôi khi họ có “quá đáng” nhưng cho rằng cái mình nghĩ, mình nói ra là đúng và mình cũng không có ý hại ai; rồi họ vẫn sống với “cái tôi” to lớn của họ,..