Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi

Giới thiệu về bản thân

Bạn có muốn kết bạn với tớ không ?
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.

Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Và giờ đây, khi viết những dòng này thì cũng là lúc chúng em sắp phải rời ghế nhà trường, xa thầy cô, bạn bè, xa mái trường Minh Khai yêu dấu, để bước đi trên đoạn đường hoàn toàn mới của cuộc đời. Em thầm cảm ơn dịp cuối cấp đã cho em có cơ hội gửi những lời tri ân này đến thầy cô, bạn bè, đến mái trường thân thương này...

Chúng em thất mình rất may mắn khi được học với thầy Đức. Nhờ có thầy mà tập thể 12A5 lớp chúng em được đoàn kết, biết quý trọng nhau hơn. Trong suốt thời gian vừa qua, có rất nhiều lúc chúng em làm thầy phải buồn lòng và thất vọng. Giờ đây, chúng em thấy nhiều khi mình hành động còn quá bồng bột, chưa ý thức được hết mọi việc mình làm. Chúng em thấy mình thật có lỗi. Cảm ơn thầy đã tận tâm hết mình vì chúng em. Cảm ơn thầy đã cho chúng em những năm tháng thật tuyệt vời. Cảm thấy đã cho chúng em những kỷ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh...

Đã ba năm chúng em học dưới mái trường này, 3 năm chúng em gắn bó với thầy cô, ba năm chúng em được trưởng thành dưới vòng tay yêu thương, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ, sự dạy bảo tận tình của thầy cô. Tất cả chúng em, những học trò đến từ những vùng miền khác nhau của Tổ quốc đều cảm thấy mình thật sự may mắn và tự hào khi được sống và học tập dưới mái nhà chung này. Nơi đây chúng em đã được thầy cô trang bị cho một nền tảng kiến thức vững chắc bước vào đời. Có những bài học hay, nhẹ nhàng và sâu lắng, cũng có những kiến thức khô khan, cứng nhắc. Nhưng bằng tất cả lòng yêu thương, sự tâm huyết, thầy cô cứ thế lôi cuốn sự chăm chú của chúng em. Có thể chúng em không nhớ hết từng bài giảng ấy nhưng chúng em sẽ không thể quên những dáng hình tận tụy bên bục giảng thân quen. 

Một cây lớn khởi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người không có thầy cô thì không thể trưởng thành. Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của gần 1000 học sinh và đặc biệt là của 306 học sinh khối 12 tới các thầy cô. Chúng em biết chặng đường học tập trước mắt còn rất nhiều thử thách, nhưng chúng em rất tự tin vì chúng em đã được thầy cô nuôi lớn trí tuệ, làm giàu lòng nhân ái - những phẩm cách quan trọng nhất của mỗi con người.

Theo một truyền thuyết senbazuru (senbazuru theo nghĩa đen có nghĩa là "một nghìn con sếu"), bất kỳ ai gấp được một nghìn con sếu giấy sẽ được ban cho một điều ước. Trên khắp Nhật Bản, câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki 12 tuổi có lẽ là minh họa rõ nhất cho truyền thuyết senbazuru.

Đối với mỗi người, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học thật đáng trân trọng. Đến bây giờ, những kí ức đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Từ tối hôm trước, tôi đã cảm thấy vô cùng háo hức, hồi hộp và mong chờ. Tôi còn nhớ mẹ đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ quần áo đến đồ dùng học tập. Việc của tôi là đi ngủ thật sớm để sáng mai thức dậy cho đúng giờ. Buổi sáng hôm đó, tôi đã tự thức dậy. Sau khi đánh răng rửa mặt, tôi ăn sáng thật nhanh chóng. Khoảng bảy giờ kém mười lăm, ông nội đưa tôi đến trường. Mười lăm phút sau, hai ông cháu đã đến trường. Ngôi trường Tiểu học rộng lớn, sạch sẽ. Ông đi gửi xe, rồi đưa tôi vào lớp. Cô giáo đã đón đứng trước cửa lớp để đón học sinh. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh cô giáo xinh đẹp, hiền từ trong bộ áo dài thướt tha. Buổi học đầu, chúng tôi được làm quen với nhau. Tôi đã quen được rất nhiều bạn mới. Sau đó, tôi còn được học bảng chữ cái, các số đếm. Trong giờ học, tôi đã xung phong phát biểu và được cô giáo khen ngợi. Tôi cảm thấy sung sướng và tự hào lắm. Buổi học đầu tiên đã trở thành một kỉ niệm đẹp đẽ với tôi.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi là “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Trong “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật chính trong truyện là Dế Mèn đã được tác giả khắc họa rất sinh động.

Nhà văn đã xây dựng Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại. Ở nhân vật này vừa có những đặc điểm của loài vật, lại vừa có những đặc điểm của con người. Đầu tiên, Dế Mèn được khắc họa qua những nét ngoại hình. Một chàng dế với đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình của chàng ta “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, nhà văn còn miêu tả hành động của nhân vật này. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Hay như: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Từ ngoại hình đến hành động đều cho thấy sự khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn.

Không chỉ là ngoại hình, Tô Hoài còn xây dựng cho Dế Mèn những nét tính cách tiêu biểu. Đó là một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó hay đặc biệt là anh bạn hàng xóm Dế Choắt. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Và đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Để rồi, Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Dế Choắt đã kiệt sức mà chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Câu nói của Choắt giống như một lời thức tỉnh dành cho Dế Mèn, để cậu ta nhận ra bài học cho chính bản thân mình.

Sau khi chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Bài học đường đời đầu tiên nhưng Dế Mèn đã phải trải một cái giá quá đắt. Như vậy, nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài được nhà văn khắc họa nhằm gửi gắm những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Mai Văn Phấn là một nhà thơ có nhiều tác phẩm độc đáo. Trong đó, bài thơ “Con chào mào” đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.

Trước hết, nhà thơ đã giúp độc giả thấy được hình ảnh của con chim chào mào được mô tả chân thực trong thế giới thực:

“Chim chào mào mũ đỏ đốm trắng
Hót trên những cành cao chót vót
vang... vuốt... huýt... tu hìu…”

Các dòng thơ mở đầu đã phác họa vị trí “trên những cành cao chót vót” và đặc điểm của con chim chào mào - “mũ đỏ, đốm trắng”; tiếng kêu “vang... vuốt... huýt... tu hìu…”. Với cách miêu tả chi tiết, nhà thơ đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên sôi động với màu sắc và âm thanh.

Tiếp theo, Mai Văn Phấn đã khắc họa hình ảnh con chim chào mào trong tưởng tượng của nhân vật trữ tình - “tôi”:

“Tôi vội vẽ chiếc lồng trong tâm trí
Sợ chim sẽ bay đi
Khi vẽ xong, nó cất cánh bay
Tôi ôm ánh nắng, hơi gió
Cây xanh vội vàng đuổi theo”

Nhân vật “tôi” trong bài thơ tạo ra một chiếc lồng để nhốt con chim chào mào vì sợ nó bay đi. Hình ảnh “chiếc lồng” được tưởng tượng ra. Qua đó, chúng ta thấy được sự mong muốn độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên. Nhân vật “tôi” sau khi vẽ xong, chim chào mào đã cất cánh bay đi. Hành động “tôi ôm ánh nắng, hơi gió, cây xanh” - thể hiện khao khát muốn ôm trọn không gian thiên nhiên. Động từ “ôm” kết hợp với các danh từ “nắng”, “gió”, “cây xanh” thể hiện sự khao khát được mở rộng “chiếc lồng” của nhân vật tôi thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên. Bài thơ với tinh thần nhiệt huyết, lạc quan cho thấy tâm trạng yêu đời của nhà thơ.

Cuối cùng là hình ảnh trong trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”:

“Trong bóng tối tôi suy nghĩ
Lát nữa chào mào sẽ săn những con sâu
Trái cây chín đỏ
Từng giọt nước
Thanh sạch của tôi
vang... vuốt... huýt... tu hìu…”
Không cần chim quay về
Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rõ ràng.”

Không gian tràn đầy ánh sáng, cây cỏ và gió hiện lên với hy vọng giữ lại con chim và tiếng hót. Tuy nhiên, lại rơi vào “bóng tối” - từ chỉ sự vô cảm, không có gì tồn tại của vũ trụ. Vì vậy, “tôi” phải tự tưởng tượng ra hình ảnh con chim chào mào đang săn những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Hai dòng cuối cùng cho thấy con chim đã bay đi xa. Tuy nhiên, trong trái tim của nhà thơ, con chim vẫn còn đó. Nhân vật “tôi” vẫn cảm nhận được sự hiện diện của con chim chào mào. Tác giả đã truyền đạt rằng tình yêu thiên nhiên vẫn tồn tại dù ở bất kỳ nơi nào.

Bài thơ “Con chào mào” của Mai Văn Phấn đã để lại nhiều cảm xúc cho độc giả. Nhà thơ muốn truyền đạt thông điệp về tình yêu thiên nhiên, lòng khát khao tự do của mình.

Cuộc sống hối hả có thể khiến chúng ta quên mất việc tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá. Vì vậy, hãy để những chuyến đi mang lại sự cân bằng, mở rộng tầm nhìn và tạo ra những kỷ niệm khó quên. Mỗi hành trình sẽ giúp bạn thêm yêu đời và trân trọng cuộc sống hơn. Hãy lên kế hoạch ngay để tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm mới mẻ này! Nội dung dưới đây giúp bạn lên kế hoạch du lịch đến các địa điểm thú vị.

viết theo khổ 6-8