phamj anh thow

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của phamj anh thow
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Khác với cốm đã tồn tại qua hàng trăm lịch sử, món bánh Cốm Hà Nội mới xuất hiện ở nửa sau của thế kỷ XIX, do một ông tổ của dòng họ Nguyễn Duy phố hàng Than nghiên cứu, dựa trên món bánh chưng truyền thống, đã sáng tạo nên bánh cốm vào năm 1865. Cũng từ đó đến nay, bánh cốm dần trở thành một món đặc sản quen thuộc của phố Hàng Than nói riêng và Hà Nội nói chung.Để có được một chiếc bánh cốm ngon, trước hết ta cần những hạt cốm tươi ngon nhất từ lúa nếp non, và phải là nếp cái hoa vàng, đây là sản vật đặc trưng của ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội. Không biết từ khi nào hình ảnh những gánh hàng rong trên đôi vai là hai thúng cốm tươi được ủ trong lá sen đã quá đỗi quen thuộc đi vào câu thơ, bài hát, là niềm cảm hứng bất tận cho những thi sĩ thời bấy giờ. Với đôi bàn tay và óc sáng tạo không ngừng đã tạo nên bánh cốm, vừa giúp tăng tính đa dạng, đặc sắc vừa góp phần làm tăng “cái mới, cái lạ” cho ẩm thực Hà thành. 

Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đã để lại những tác phẩm mang tính cá nhân và chân thật. Bà nổi tiếng với phong cách thơ thể hiện tiếng lòng của người phụ nữ nhạy cảm, yêu thương và khao khát hạnh phúc. Bài thơ "Sóng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện sâu sắc tình yêu cháy bỏng, thủy chung và đậm tính nữ của bà. Được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, bài thơ không chỉ là tiếng lòng của một người phụ nữ trong tình yêu mà còn là bài ca về tình yêu vĩnh cửu của con người.


Ngay từ những câu thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng các tính từ trái nghĩa để miêu tả bản chất đa chiều của con sóng:


Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể


Hình ảnh con sóng với sự tương phản giữa "dữ dội - dịu êm," "ồn ào - lặng lẽ" đã mở ra một bức tranh sống động về tính chất đối lập nhưng hòa quyện của tình yêu. Sóng có lúc mạnh mẽ, lúc dịu dàng, cũng như người con gái trong tình yêu, lúc cuồng nhiệt, lúc lặng thầm. Chính sự đối lập này đã làm cho tình yêu trở nên phức tạp và đầy cuốn hút. Bằng cách mượn hình ảnh con sóng rời dòng sông để tìm đến biển lớn, Xuân Quỳnh khéo léo nói lên tâm trạng của người con gái luôn trăn trở, kiếm tìm sự thấu hiểu và tự do trong tình yêu.


Trong những khổ thơ tiếp theo, Xuân Quỳnh đi sâu vào những khát vọng và nỗi lòng của người phụ nữ:


Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ


Hình ảnh con sóng nhỏ tan ra giữa biển lớn tượng trưng cho khát vọng bất tử hóa tình yêu, vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian. Đây là ước mơ của người con gái – được sống hết mình trong tình yêu, được hoà mình vào thiên nhiên, và lưu giữ tình yêu ấy mãi mãi. Thông qua hình ảnh này, Xuân Quỳnh thể hiện mong muốn yêu và được yêu đến cuối đời, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay bất kỳ sự vật nào.



Sóng" là một bài thơ mang nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo và tinh tế. Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng phép ẩn dụ, mượn hình tượng sóng để thể hiện nội tâm người phụ nữ trong tình yêu. Hình tượng sóng được tạo nên từ những nét tương đồng về tính cách và trạng thái cảm xúc của người con gái. Nhờ đó, độc giả không chỉ cảm nhận được hình ảnh sóng mà còn thấu hiểu sâu sắc tâm trạng của người con gái đang yêu.


Với thể thơ năm chữ và cách ngắt nhịp linh hoạt, bài thơ tạo nên một giai điệu nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, giúp diễn tả các sắc thái khác nhau của tình yêu. Cách lựa chọn ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, và tinh tế của Xuân Quỳnh đã làm cho bài thơ trở nên dung dị và dễ đi vào lòng người.


Hai khổ đầu tiên của bài thơ, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết được người con gái chiêm ngưỡng với những suy ngẫm. Nhưng từ hai khổ thơ cuối, hình ảnh sóng và "em" hòa quyện, song hành, trở thành biểu tượng cho tình yêu bất diệt. Khát vọng của em đã tan ra thành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi một tình yêu trường tồn, hòa nhịp cùng biển lớn để "ngàn năm còn vỗ."


Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh không chỉ là bài ca về tình yêu đôi lứa mà còn là sự khẳng định về vẻ đẹp của tình yêu - một thứ tình cảm vĩnh hằng và không bao giờ lụi tàn. Qua "Sóng," Xuân Quỳnh gửi gắm thông điệp về khát vọng yêu và được yêu của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tiếng nói sâu thẳm của người phụ nữ trong xã hội. Bài thơ là một trong những tác phẩm để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc, thể hiện tâm hồn nhạy cảm, yêu thương và đầy nghị lực của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

a.Ta có BDBD là trung tuyến ACDAC→D là trung điểm ACAC

   Do BD=DEDBD=DE→D là trung điểm BEBE=2BD=2DEBE→BE=2BD=2DE

Lại có BP=PQ=QEBP=PQ=QE=13BE=13⋅2BD=13⋅2DEBP=PQ=QE→BP=PQ=QE=13BE=13⋅2BD=13⋅2DE

BP=23BD,QE=23ED→BP=23BD,QE=23ED 

Lai có DD là trung điểm ADBD,EDAD→BD,ED là trung tuyến ΔABCEACΔABC,ΔEAC

P,Q→P,Q là trọng tâm ΔABCACEΔABC,ΔACE

CP,CQ→CP,CQ đi qua trung điểm AB,AEAB,AE

c.Ta có DP=DBPB=DEEQ=DQDP=DB−PB=DE−EQ=DQ

Xét ΔADQCDPΔADQ,ΔCDP có:

DA=DCDA=DC vì DD là trung điểm ACAC

ˆADQ=ˆPDCADQ^=PDC^(Đối đỉnh)
DQ=DPDQ=DP

→ΔADQCDP(c.g.c)→ΔADQ=ΔCDP(c.g.c)

ˆAQD=ˆDPCAQ//CP→AQD^=DPC^→AQ//CP

Tương tự chứng minh được AP//CQAP//CQ

image


Ta có:ˆGHF+ˆHGF=90°GHF^+HGF^=90°  (do DGHF vuông tại F) và ˆCHM+ˆCHK=90°CHM^+CHK^=90°

Mà ˆGHF=ˆCHKGHF^=CHK^   (đối đỉnh) nên ˆHGF=ˆCHMHGF^=CHM^  hay ˆHGA=ˆCHMHGA^=CHM^

Ta có: ˆBAD+ˆABD=90°BAD^+ABD^=90°  (do DABD vuông tại D);

          ˆBCF+ˆCBF=90°BCF^+CBF^=90°  (do DBCF vuông tại F)

Do đó ˆBAD=ˆBCFBAD^=BCF^  hay ˆGAH=ˆMCHGAH^=MCH^

Xét DGAH và DCHM có: ˆHGA=ˆCHMHGA^=CHM^và ˆGAH=ˆMCHGAH^=MCH^

Do đó ΔGAH ΔHCM(g.g)ΔGAH ∽ΔHCMg.g

Suy ra GHHM=AHCMGHHM=AHCM  (tỉ  số đồng dạng) (1)

Tương tự, ta có: ΔAHK ΔBMH(g.g)ΔAHK ∽ΔBMHg.g

Suy ra AHBM=HKMHAHBM=HKMH  (tỉ số đồng dạng) (2)

Mặt khác: M là trung điểm của BC nên CM = BM (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có:GHHM=HKMHGHHM=HKMH , suy ra GH = HK.

   Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.

   Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.

   Năm chị học lớp chín, hôm ấy, trên đường đi học về, chị đã bị một người đàn ông say rượu đâm. Chân phải của chị dập nát, không còn khả năng phục hồi nữa nên buộc phải cắt bỏ đi. Nghe tin ấy gia đình tôi ai cũng thắt tim lại, hai bác khóc ngất đi, nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm được nước mắt. Chị mê man, gương mặt lanh lợi hàng ngày thay thế bằng gương mặt xám ngoét, đôi môi tái nhợt, mắt nhắm nghiền. Chị tỉnh dậy sau vài ngày mê man, tôi còn nhớ mãi sự thảng thốt, hốt hoảng của chị khi phát hiện mình chỉ còn lại một chân. Chị khóc như mưa một ngày ròng, bất kể ai động viên, an ủi cũng không được. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi một phần cơ thể mất đi, khi tương lai phía trước đóng sầm lại. Vừa thương chị lại vừa ái ngại cho hoàn cảnh của chị, tôi chỉ biết động viên để chị nguôi ngoai.
   Sau một tuần ủ dột, buồn bã, không ai có thể ngờ rằng chị lấy lại tinh thần nhanh đến vậy. Tôi bắt gặp lại con người nhanh nhẹn, luôn luôn tươi cười của chị khi xưa. Chị ăn uống đầy đủ và bắt đầu đi học lại. Nhìn chị tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ hơn nữa. Dù đôi chân tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của chị quả thật phi thường. Cánh cửa tương lai và hi vọng lại mở ra trước mắt khi chị xuất sắc đỗ đầu kì thi vào chuyên Anh của tỉnh. Quả thật chị đã đem đến cho tôi hết bất ngờ, ngưỡng mộ này đến bất ngờ, ngưỡng mộ khác. Vượt qua thử thách khắc nghiệt đó một cách kiên cường, dũng cảm tôi lại càng yêu quý và khâm phục bản lĩnh của chị hơn.

   Chị Dương là tấm gương sáng của đại gia đình tôi để chúng tôi học tập và noi theo. Mỗi lúc có khó khăn trong học tập hay cuộc sống tôi lại nghĩ về chị để có động lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn. Quả thật mỗi giông bão trong cuộc đời là thử thách để chúng ta trưởng thành, bản lĩnh và vững vàng hơn.

https://h.vn/hoi-dap/question/416180.html bạn vào link này nhé