Nguyễn Thảo Nguyên
Giới thiệu về bản thân
Bạn có cảm thấy dần dần mình lớn, cuộc sống quanh ta lại thay đổi rất lớn không? Có phải trước kia, từng chút việc nhà hay việc cá nhân của bạn đều có ba mẹ giúp đỡ, mà giờ, việc gì mà bạn cũng tự làm mà không còn dựa vào người khác? Đó là khi bạn đã đủ lớn, và bạn đã có đủ khả năng để tự lập
Với người trẻ bây giờ, tính tự lập chính là do bản thân mình tự làm việc, học tập mà không cần dựa dẫm vào người khác, và họ cảm thấy một khi họ đã có thể tự lập, đó chính là khi họ đã trưởng thành và tự quyết định với việc và thứ họ muốn làm. Một người có tính tự lập thường cảm thấy thoải mái khi ở một mình, có khả năng tự giải quyết vấn đề, và không phụ thuộc vào người khác về tài chính hay tinh thần. Tính tự lập giúp phát triển suy nghĩ, kỹ năng, tăng cường lòng tự trọng và tự tin, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội, đóng vai trò rất quan trọng đối với người lao động, giúp họ phát triển và thành công trong sự nghiệp. Tự lập không chỉ đơn thuần là việc tự mình làm mọi công việc mà còn đồng nghĩa với việc tự giải quyết mọi vấn đề, tự chủ động trong việc xây dựng cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào gia đình hay ai đó khác. Sống chủ động đòi hỏi mỗi người phải là chủ nhân của cuộc sống của mình, đặt ra mục tiêu và tự mình đưa ra kế hoạch để hoàn thành chúng, không để người khác phải nhắc nhở hay can thiệp vào những quyết định và hành động liên quan đến bản thân. Tự lập không chỉ thể hiện trong hành động mà còn là trong tư duy. Những người tự lập về tư duy không quá phụ thuộc vào ý kiến của người khác, họ có quan điểm riêng và dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với khó khăn và thách thức. Họ không chỉ tự chủ động trong học tập mà còn tự giác lĩnh hội tri thức mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ. Họ còn biết tự quản lý cuộc sống hàng ngày, chăm sóc bản thân, nấu ăn và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Tự lập giúp chúng ta tự tin hơn khi bước vào đường đời. Vốn kinh nghiệm mà ta có được chính là hành trang vững chắc trên mọi bước đường ta đi. Một kẻ thiếu kinh nghiệm và luôn sống trong sự bao bọc sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả. Nếu như ngay khi đã bắt đầu có nhận thức với thế giới, bạn học cách sống tự lập là bạn đang tích lũy vốn sống, kiến thức và chính những kinh nghiệm mình tự đúc kết được để bản thân sẽ luôn vững vàng, không dễ gục ngã trước bất kì một biến cố nào trong cuộc sống. Ngay cả khi bạn bị vấp ngã bởi một lí do nào đó, tính tự lập cũng giúp bạn đứng dậy dễ dàng hơn và tiến lên con đường đi phía trước một cách đầy bản lĩnh.
Nhiều bạn trẻ bây giờ đã có nhiều quyết định táo bạo trong việc phát triển và đổi mới do bản thân họ tự lập và tự chủ, tạo ra những hướng đi sáng tạo, và bản thân họ vẫn có thể đứng vững bởi họ đã có thể chăm sóc bản thân họ và làm việc họ muốn làm theo sức lực và sự tự chủ của họ.
Con người cần tự lập để sáng tạo. Còn nhớ, ba người sáng lập nên Youtube từng nhận được những lời khuyên rằng không nên sáng tạo ra phần mềm này nhưng trên tất cả, họ đã tự lập để rồi cuối cùng, Youtube trở thành phần mềm hấp dẫn và hữu ích đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nếu không tự lập vươn mình sau thảm họa của thiên tại, chúng ta cũng có nhìn thấy một đất nước Nhật Bản như ngày hôm nay? Không còn nghi ngờ gì nữa, tự lập chính là điểm tựa vững chãi nhất, là hành trang quý báu nhất đưa con người vượt qua những định kiến, vượt qua những thách thức để vươn mình đứng lên. Hay các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình bươn chải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất. Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy. Chính nhờ sự tự lập như vậy mà các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ sát thực tế cuộc sống. Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó…Với sự rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai.
Vậy ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập trước hết là trong học tập nhằm tạo hứng thú cho bản thân. Vì khi ta tìm tòi học hỏi về một bài học nào đó nhưng lại không có thầy cô, bạn bè giúp sức thì bản thân ta phải tự mình tìm tòi, độc lập trong suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Từ đó đã tạo cho chúng ta sự hứng thú trong học tập rất tốt. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện tính tự lập thông qua những công việc mà mình có thể tự tay làm được không cần phải nhờ vả đến người khác giúp. Những công việc trong nhà ta nên tự giác làm không cần mẹ cha nhắc nhở vì đó là những công việc hết sức nhẹ nhàng. Ta dễ dàng làm được và thể hiện được chúng ta là con ngoan, siêng năng còn thể hiện mình đã có tính tự lập từ sớm. Đó là những điều tốt mà ta cần phải làm. Tự lập cũng đồng nghĩa với việc không sợ thất bại, gian truân, khi vấp ngã ta cần đứng lên một cách tự tin và bằng sự quyết tâm cao độ hơn nữa.
Rõ ràng, tự lập với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là vô cùng quan trọng. Đó là chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta mở mọi cánh cửa của cuộc đời, trong đó có một cánh cửa quan trọng là chính mình. Nhưng để sống tự lập, đó không phải là vấn đề một sớm một chiều mà là vấn đề của cuộc đời. Nhiều khi phải trải qua rất nhiều những biến thiên, thăng trầm của cuộc sống, người ta mới nhận ra sự tự lập có ý nghĩa như thế nào để rồi mới sống như thế. Xã hội ngày càng phát triển, những bậc cha mẹ vì yêu con mình mà không để cho con tự lập từ sớm, do đó, khi lớn lên, bước vào cuộc đời kia, chúng rất khó trưởng thành, chỉ muốn mãi là con sên trong lớp vỏ cứng mà thôi. Người trẻ cũng thế, nếu chúng ta không biết tự lập từ sớm thì làm sao có thể hiểu được chính mình, khẳng định chính mình?
Cuộc đời là cuộc trường chinh vạn dặm, do đó điều cần thiết và quan trọng nhất là lấy điểm tựa của chính mình, là sống tự lập. Các bạn trẻ nên phải đứng lên, tự học cách tự lập để trở thành một phiên bản tốt hơn của mình, tạo cho mình một cơ hội để đổi mới và là những người, thế hệ tạo ra khác biệt để trở thành tấm gương cho thế hệ sau
Tác phẩm " Tống biệt hành " của Thâm Tâm là một bài thơ . Trong tác phẩm này, hình tượng " li khách" là hình ảnh nổi bật nhất bài thơ viết về một cuộc tống biệt, về nỗi lòng kẻ ở người đi trong cuộc tống biệt ấy. "Tống biệt hành" là bài hành nói về cuộc đưa tiễn, tống tiễn người đi xa. Người đi xa được nói đến trong bài thơ là một "li khách", gạt bỏ thói nhi nữ thường tình, ôm chí lớn lên đường. Trong bài, mặc đầu li khách lên đường với một quyết tâm phi thường "Chí lớn chưa về bàn tay không", và "Ba năm mẹ già cũng đừng mong", tuy mọi thương nhớ,... được nén lại, được giấu kín ở trong lòng, nhưng vẫn hé lộ trong ánh mắt trong " Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ". Bến đò, dòng sông và chiều tà, hoàng hôn được các thi nhân sử dụng như là một biểu tượng, một chứng nhân về nỗi buồn li biệt, và đã viết nên những vần thơ tuyệt bút về tình bạn thủy chung. Nhưng nơi đưa tiễn chẳng có bến đò dòng sông, lúc chia li chẳng phải ngày tàn, chỉ diễn ra ở một nơi bình thường, vào một buổi chiều bình thường như bao buổi chiều khác, bầu trời "không thắm, không vàng vọt", nhưng kẻ sắp đi xa lại "đầy hoàng hôn trong mắt trong", họ chỉ li khách trong " tiếng sóng" dồn dập và buồn bã trong lòng họ, nỗi buồn li biệt như được nhân lên trong chiều sâu của lòng người, tỏa rộng vô hạn trong không gian và thời gian. Những con sóng của tình lưu luyến, nhớ thương như dâng lên, vỗ vào lòng người đi xa, kẻ ở lại. Li khách đâu phải là gỗ đá. Nhưng cũng không phải là kẻ tầm thường, đã ôm chí lớn và quyết tâm lên đường. Cuộc biệt li được nói đến trong khổ thơ này thấm đượm một không khí buồn. Người đưa tiễn man mác. Khách đi xa thì nén lại, giấu kín vào đáy lòng bao nỗi buồn lo và thương nhớ trước lúc giã biệt gia đình và bạn bè, nhưng ánh mắt vẫn nhiều buồn thương "đầy hoàng hôn trong mắt trong". Chất nhân tình được nói lên một cách rất chân thực và rất thơ. Người đi xa có thể vì nghĩa lớn..., vì thế hình ảnh "li khách" trong bài thơ đã để lại trong lòng ta nhiều ngưỡng mộ.
Qua văn bản, em nhận thấy tình thương và nỗi buồn của người chia xa những người thân thương là có ý nghĩa nhật với cuộc sống. Tiệc lúc nào cũng phải tàn, con người ai cũng có lúc phải nói lời tạm biệt, nỗi buồn của người đưa tiễn và "li khách" là nỗi buồn lành mạnh và rất chính đáng của con người. Có nỗi buồn ấy, trái tim ấy mới có lẽ sống đẹp, quyết tâm lên đường vì nghĩa lớn.
Ý nghĩa tượng trưng "tiếng sóng" trong văn bản là một nỗi buồn mênh mông, dai dẳng như tiếng sóng vỗ. Mỗi lần " thấy " tiếng sóng là nỗi xót xa thương nhớ của kẻ đưa tiễn người thân đi xa lại dồn dập, trôi nổi
Tác dụng của hiện tượng phá vỡ quy tác ngôn ngữ thông thường trong hai câu thơ trên tạo ra cái nhìn độc đáo cho người đọc của tác giả qua hình ảnh " hoàng hôn trong mắt, bóng chiều..", gợi cho người đọc cảm giác mới lạ về cách miêu tả nỗi buồn dai dẳng của nhân vật trữ tình
Cuộc chia tay diễn ra vào xế chiều, nơi không có sông, không có bến, hoàng hôn dần dần lặn xuống
Tác giả
Ý nghĩa tượng trưng của "tiếng sóng" trong văn bản miêu tả nỗi buồn xao xuyến của nhân vật trữ tình. Sóng đến dồn dập, như những nỗi lo âu cứ dâng trào rồi lại dập xuống. Tiếng sóng là nỗi buồn mênh mông, vỗ mãi trong lòng kẻ tiễn người đi xa
Hiện tượng phá vỡ quy tắc thông thường của hai câu trên giúp thể hiện được cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng và gợi ra những liên tưởng mới cho người đọc. Trong hai câu này, tác giả thể hiện nỗi buồn tình cảm trong sáng: sóng lòng, hoàng hôn trong mắt.
Cuộc chia tay diễn ra vào buổi chiều, không có sông, không có bến và vào lúc hoàng hôn đang xuống