Phan Văn Gia Bảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phan Văn Gia Bảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” để nói lên tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dù là xã hội xưa, hay xã hội nay truyền thống ấy vẫn cần được các thế hệ gìn giữ và phát huy.

Trước hết chúng ta cần hiểu “tôn sư trọng đạo” là gì ? Tôn sư tức là tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy, người cô đối với chúng ta. Trọng đạo, đạo là con đường, là đạo lí làm người mà mỗi người phải tôn trọng để phát huy truyền thống của cha ông; như vậy trọng đạo có nghĩa là học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, biết ơn với những người đã giảng dạy cho ta. Tôn sư trọng đạo tức là phải biết, phải thấy được vai trò của người thầy, tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với họ, vì người thầy có vai trò rất lớn đối với sự phát triển, thành công của mỗi người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu, là lời căn dặn của cha ông dành cho thế hệ sau để biết sống và cư xử sao cho đúng chuẩn mực.

Người thầy, người cô đối với mỗi chúng ta có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta được học tập, được tiếp thu tri thức một cách dễ dàng chẳng phải đó là công lao thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, chắt lọc, nghiên cứu bài giảng kĩ lưỡng để truyền đạt cho chúng ta đó sao. Kho tàng tri thức nhân loại đến với ta dễ hiểu, dễ nhớ hơn chính là nhờ công ơn của thầy cô. Thầy cô đối với học trò không chỉ là trao truyền tri thức mà còn khơi dậy những mơ ước, cổ vũ động viên để chúng ta biến ước mơ thành hiện thực. Đâu chỉ có vậy, trong những lúc đang băn khoăn, bối rối thầy cô lại như một người bạn để ta tâm sự và đưa ra những lời khuyên xác đáng, có lợi nhất cho chúng ta. Và rất nhiều, rất nhiều nữa,… công ơn thầy cô sao có thể đong đếm nổi.

Biểu hiện của lòng tôn sư trọng đạo rất đa dạng, phong phú. Là lời chào thật lễ phép, nghiêm trang mà cũng đầy tình cảm mỗi khi thấy thầy cô. Là trong lớp lắng nghe những lời cô giáo giảng bài. Là sự hăng hái, chăm chỉ phát biểu,… Là những món quà nhỏ bé, mà đầy ý nghĩa dành tặng thầy cô nhân những dịp trọng đại,… Tuy bé nhỏ, đơn sơ nhưng đó chính là những biểu hiện giản dị nhất, chân thành nhất mà mỗi học sinh cần làm đối với người dạy dỗ mình nên người.

Nhưng hiện nay, truyền thống tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo lại có những học sinh thiếu tôn trọng, thậm chí hỗn xược với những người dạy dỗ mình. Đây quả thật là một hiện tượng đáng buồn, là dấu hiệu cảnh báo của sự suy đồi về nhân cách, đạo đức của học sinh. Không hiếm để chúng ta tìm thấy những bài báo về việc học sinh hành hung thầy cô, chửi lại thầy cô, có thái độ vô lễ với giáo viên trên các trang báo điện tử, mạng xã hội. Nó như một thứ virus lây lan nhanh chóng trong cộng đồng học sinh. Tình trạng đó làm ta không khỏi xót xa cho một truyền thống tốt đẹp đang dần bị hủy hoại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đáng buồn đó. Thứ nhất do bản thân học sinh không được giáo dục nhân cách, đạo đức kỹ lưỡng. Do cha mẹ quá nuông chiều con cái, khi có vấn đề ở trường không tìm hiểu kĩ nguyên nhân mà chỉ nghe từ một phía là con của mình, từ đó tạo nên những ám thị khiến con không còn tôn trọng giáo viên. Nhà trường đôi khi chú trọng trao truyền tri thức mà quên đi nhiệm vụ giáo dưỡng tinh thần, khiến các em phát triển lệch lạc. Cũng một phần do các thầy cô còn thiếu đứng đắn, đôi khi có thái độ, biểu hiện không đúng với học sinh. Để giải quyết thực trạng trên cần có sự phối hợp của ba bên: học sinh, gia đình và nhà trường, chỉ khi ấy thực trạng đáng buồn này mới được giải quyết một cách triệt để.

Trong xã hội hiện đại, vai trò của người thầy đã có ít nhiều thay đổi, họ trở thành người dẫn dắt cho học sinh tiếp cận tri thức. Nhưng không vì thế mà vị thế của người thầy thay đổi. Chỉ khi chúng ta biết tôn trọng những người dạy dỗ mình thì khi ấy chúng ta mới phát triển hoàn thiện về nhân cách. Đặc biệt trong cuộc sống hiện tại, khi nhiều giá trị cuộc sống thay đổi, bị đảo lộn thì việc “tôn sư trọng đạo” càng phải được đề cao hơn nữa.

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng như nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.

Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

a bấy giờ

b những dòng sáp nóng chảy bắt đầu chảy ra

Em rất vui và rất thích.

Ngoài vườn,cây cối tưới tốt.

Năm trước, chúng em được đi thăm quan.

a Bằng một giọt chân tình,thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập

b ngoài vườn, cây cối tươi tốt