K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 giờ trước (16:29)

Câu văn quan trọng nhất thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" là:

"Ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái miệng giếng."

Câu này thể hiện tư tưởng chủ đạo của câu chuyện: Khi sống trong môi trường hạn hẹp, thiếu hiểu biết, con người dễ sinh ra kiêu ngạo, chủ quan, tự cho mình là trung tâm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

4o
NGƯỜI LÁI BUÔN VÀ CON LỪANgười lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt. Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi...
Đọc tiếp


NGƯỜI LÁI BUÔN VÀ CON LỪA


Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt. 


Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều.


Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: "Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây".


Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.


Trong cuộc sống, thành quả luôn đi kèm với nỗ lực, nỗ lực bao nhiêu thì thành quả đạt được bấy nhiêu, vì vậy không nên vì lười biếng mà gian trá, không cố gắng thực hiện đúng chức phận của mình. Lười biếng, thoái thác công việc sẽ phải nhận hậu quả thích đáng. 


                                    


Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?



  1. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Ngụ ngôn          D. Truyện cười


Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?



  1. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm          D. Nghị luận


Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu sau : Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. ?



  1. Phép lặp B. Phép nối                    C. Phép thế                     D. Phép đồng nghĩa


Câu 4. Con Lừa đánh giá như thế nào về mình?



  1. Hiền lành B. Chăm chỉ           C. Lười biếng        D. Thông minh


Câu 5. Lừa thích động não đề làm gì?



  1. Nghĩ ra cách chở được nhiều hàng hơn.

  2. Nghĩ ra cách làm ít mà công việc vẫn hiệu quả, mình thì không phải vất vả.

  3. Nghĩ ra cách giúp ông chủ buôn bán tốt hơn hết có thể.

  4. Nghĩ cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt.


Câu 6. Lừa đã nhận được lại điều gì khi giả vờ trượt chân ngã ở sông ?



  1. Phải chở bông ngấm nước rất nặng mà không dám than vãn..

  2. Lần sau không phải chở muối.

  3. Lần sau chỉ phải chở bông cho ông chủ, không còn vất vả nữa.

  4. Không phải chở hàng


Câu 7. Văn bản Người lái buôn và con lừa phê phán ai?



  1. Phê phán những những người lười biếng.

  2. Phê phán những người lười biếng nên gian trá.

  3. Phê phán những người kiêu ngạo.

  4. Phê phán những người ích kỉ.


Câu 8. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói chính xác nhất về hậu quả của việc làm của Lừa?



  1. Há miệng chờ sung. B. Ăn không ngồi rồi.

  2. Ăn gian nó giàn ra đấy. D. Điếc tai làng, sáng tai họ.


Câu 9. Theo em cách phạt của người lái buôn với Lừa có đúng không? Vì sao?


Câu 10. Em rút ra bài học gì qua văn bản này?




2
23 tháng 2

câu 9, 10 mik đang cần gấp ai giúp mik với

35 phút trước

Câu 9:

-Theo em, cách trừng phạt của người lái buôn với con lửa là 1 cách thông minh để dạy cho con lừa lười biếng, gian xảo một bài học.

Câu 10: Bài học của câu chuyện là đoạn cuối á bạn, còn câu 9 mình viết hơi...ngu, tại không nghĩ ra gì để viết

18 tháng 2

Ngày xưa ở một làng nọ có một người rất giàu có. Ông ta sinh được 5 người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Dù rất sung sướng nhưng các con của ông vẫn sinh thói tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi 5 người đều trưởng thành nhờ vào tiền của cha mẹ nên rất giàu có, mỗi người có một cơ ngơi riêng nhưng vẫn còn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có.

Là cha nên nhìn cảnh các con không hòa thuận với nhau ông buồn lắm. Ông ra sức cố gắng khuyên bảo các con nhưng dù ông có nói thế nào thì 5 người còn của ông vẫn không bỏ được thói đố kị đó, nó như đã ăn sâu vào máu thịt. Vì quá đau buồn nên ông đã ngã bệnh. Sau một thời gian chống chọi thì ông biết rằng mình không còn sống được bao nhiêu ngày nữa.

Ông gọi các con đến bên giường, rồi ông bảo gia nhân đưa cho 5 người con mỗi người một chiếc đũa rồi bảo từng người một bẻ chiếc đũa cho ông xem. Ông vừa dứt lời thì 5 người con đã bẻ gãy chiếc đũa trên tay một cách dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa bị bẻ gãy ông trầm ngâm và im lặng hồi lâu.

 Sau đó ông đưa nguyên một bó đũa cho người con cả và bảo rằng nếu đã dễ dàng bẻ gãy một chiếc đũa thì hay thử bẻ nguyên cả một bó đũa cho ông xem. Lần lượt từng người một bẻ, người con cả đã vận dụng hết sức mạnh để bẻ đến nỗi mặt mũi đỏ hết lên nhưng vẫn không thể bẻ được, sau đó anh cũng đành chịu thua.

Đến người con thứ hai cũng như anh mình và chịu thua, cứ lần lượt vậy đến người con thứ năm cũng chịu thua. Ông mới ôn tồn bảo các con rằng các con của ông đang tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì lẻ loi không khác gì chiếc đũa dễ bị bẻ gãy kia. Nếu biết đoàn kết lại với nhau như một bó đũa thì sẽ không có sức mạnh nào bẻ gãy được các con của ông. Sau khi nói xong người cha qua đời. Cả năm anh em đã được cha dạy cho bài học quý giá nên đã thay đổi đoàn kết và thương mến lẫn nhau.

17 tháng 2
  • Phép lặp: Từ "nó" trong câu thứ hai lặp lại chủ ngữ "con gà trống của chú Tứ Linh" ở câu trước. Đây là cách làm cho câu văn liền mạch và tránh việc lặp lại quá nhiều thông tin.
  • Phép thay thế: "Nó" thay thế cho "con gà trống của chú Tứ Linh", giúp đoạn văn không bị cồng kềnh.
17 tháng 2
  • Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  • Ăn nên đọi, nói nên lời.
  • Tiên học lễ, hậu học văn.
  • Kính lão đắc thọ.
  • Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ gõ bên thành cũng kêu.
  • Lời chào cao hơn mâm cỗ.
  • Một sự nhịn, chín sự lành.
  • Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
  • Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở.
17 tháng 2
  • "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - Nhắc nhở về lòng biết ơn và sự kính trọng đối với những người đã đóng góp cho thành quả hiện tại.
  • "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" - Khuyến khích sử dụng lời nói một cách khéo léo và tôn trọng người khác.
  • "Giấy rách phải giữ lấy lề" - Dù trong hoàn cảnh khó khăn, vẫn phải giữ gìn phẩm hạnh và giá trị đạo đức.
  • "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" - Đề cao tinh thần đoàn kết và hợp tác.
  • "Thương người như thể thương thân" - Khuyến khích lòng nhân ái và sự quan tâm đến người khác.
  • "Của bền tại người" - Nhắc nhở về việc giữ gìn và bảo vệ tài sản.
  • "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" - Đề cao tầm quan trọng của sự sạch sẽ và ngăn nắp.
  • "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" - Đề cao phẩm chất nội tại hơn vẻ bề ngoài.
  • "Chịu đấm ăn xôi" - Thể hiện sự nhẫn nhịn và kiên nhẫn để đạt được mục tiêu.
  • "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - Khuyến khích việc học hỏi và khám phá để mở mang kiến thức.
17 tháng 2

ta me @eyye yt

17 tháng 2

mời chị=)))

Trong cuộc sống, tình bạn và tình đồng đội luôn là những yếu tố quan trọng không thể thiếu. Câu tục ngữ "Thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông" đã minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng và tình bạn chí cốt. Đây là một lời nhắc nhở về vai trò thiết yếu của tình bạn, không chỉ giúp con người vượt qua khó khăn, thách thức mà còn mang lại những niềm vui và thành công trong cuộc sống. Bài nghị luận này sẽ khám phá sâu hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ, từ đó khẳng định giá trị bất biến của tình bạn và tình đồng đội trong cuộc sống.

17 tháng 2

Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ, mang đến niềm vui, sự gắn kết và những giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Dù xã hội ngày càng phát triển, trò chơi dân gian vẫn giữ được sức hấp dẫn riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn con người.

10 tháng 2

Ví dụ: Mùa hè

Mùa là khoảng thời gian nhiều người mong chờ nhất. Mùa này không chỉ có ánh nắng rực rỡ mà còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Do đó, các bãi biển, khu du lịch thường trở nên đông đúc vào thời gian này. Trẻ em thì thích mùa hè vì chúng được nghỉ học và tham gia các hoạt động vui chơi thú vị. Mùa hè không chỉ đem lại niềm vui mà còn là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Vì thế, ai cũng muốn tận hưởng mùa hè một cách trọn vẹn nhất.

- Từ nối: Mùa

- Từ thay thế: Mùa hè - Mùa này

- Từ lặp lại: Mùa hè

~Tích mình nhé!~