Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Giới thiệu về liên kết hoá học SVIP
1. VỎ NGUYÊN TỬ KHÍ HIẾM
Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (trừ He có 2 electron) → bền vững, khó bị biến đổi hóa học.
Sự sắp xếp các electron ở một số nguyên tử khí hiếm
Câu hỏi:
@205810220874@
- Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp electron ngoài cùng kém bền → có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm (nhường, nhận hay dùng chung các electron).
Sơ đồ nguyên tử Mg nhường 2 electron để tạo thành ion Mg2+
2. LIÊN KẾT ION
➤ Sự tạo thành ion dương
- Nguyên tử của các nguyên tố kim loại có xu hướng nhường electron lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm → tạo thành ion dương.
Ví dụ: Trong phân tử sodium chloride, nguyên tử Na nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử Cl → tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững (giống với khí hiếm Ne).
➤ Sự tạo thành ion âm
- Nguyên tử của các nguyên tố phi kim có xu hướng nhận electron vào lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm → tạo thành ion âm.
Ví dụ: Trong phân tử sodium chloride, nguyên tử Cl nhận 1 electron của nguyên tử Na vào lớp ngoài cùng → tạo thành ion âm Cl- có vỏ bền vững (giống khí hiếm Ar).
➤ Sự tạo thành liên kết ion
- Nguyên tử kim loại khi phản ứng với phi kim sẽ nhường electron tạo thành ion dương, còn phi kim sẽ nhận electron tạo thành ion âm → hai ion trái dấu hút nhau để hình thành liên kết ion.
Ví dụ: Ion Na+ và Cl- mang điện tích trái dấu → hút nhau để hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride.
Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Câu hỏi:
@205810078886@
3. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
- Nguyên tử của các nguyên tố phi kim có xu hướng góp chung electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm.
Ví dụ: Trong phân tử H2, mỗi nguyên tử hydrogen góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
→ Mỗi nguyên tử hydrogen đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng (giống khí hiếm He).
Sơ đồ tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen
Ví dụ: Trong phân tử H2O, mỗi nguyên tử hydrogen góp 1 electron còn nguyên tử oxygen góp 2 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
→ Số electron lớp ngoài cùng của hydrogen và oxygen lần lượt là 2 và 8.
Sơ đồ tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước
Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự dùng chung một hay nhiều cặp electron.
Câu hỏi:
@205765132410@
4. CHẤT ION, CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
Chất ion là chất được tạo thành bởi các ion mang điện tích trái dấu.
Ví dụ: Sodium chloride, calcium chloride,...
Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành bởi liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử.
Ví dụ: Ethanol, carbon dioxide,...
5. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ION VÀ CHẤT CỘNG HÓA TRỊ
⚡Thí nghiệm: Khả năng hòa tan trong nước và dẫn điện của muối ăn, đường tinh luyện
- Bước 1: Cho nước cất vào 2 cốc thủy tinh, đánh số 1 và 2.
- Bước 2: Thêm 1 thìa muối ăn vào cốc 1, 1 thìa đường tinh luyện vào cốc 2.
- Bước 3: Dùng thìa hoặc đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp trong cả 2 cốc, quan sát hiện tượng.
- Bước 4: Đưa dụng cụ kiểm tra khả năng dẫn điện vào từng cốc, quan sát kết quả.
⚡Thí nghiệm: So sánh khả năng bền nhiệt của muối ăn và đường tinh luyện
- Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm, đánh số 1 và 2.
- Bước 2: Thêm 1 thìa muối ăn vào ống nghiệm 1, 1 thìa đường tinh luyện vào ống nghiệm 2.
- Bước 3: Đặt từng ống nghiệm lên giá đỡ. Tiến hành đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn.
- Bước 4: Tắt đèn cồn sau khoảng 2 phút, quan sát hiện tượng.
- Đặc điểm của các chất ion:
+ Tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
+ Khó bay hơi.
+ Khó nóng chảy.
+ Không dẫn điện, nhưng khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
- Đặc điểm của các chất cộng hóa trị:
+ Tồn tại ở thể rắn, lỏng và khí.
+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây