Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề thi giữa học kì I_lớp 12_số 1 SVIP
Nội dung nào sau đây là vai trò của Liên hợp quốc về bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội?
Tổ chức nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác phát triển văn hoá, xã hội, khoa học?
Địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập Liên hợp quốc là
Nội dung nào không phải là thoả thuận tại hội nghị I-an-ta (2-1945) về vấn đề nước Đức?
Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là giai đoạn trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là
Khái niệm “đa cực” được hiểu là
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
Tổ chức ASEAN xác định mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc
Tháng 1 – 2007, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lí là
Một trong những nội dung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là
Chương trình nghị sự 2030 lấy phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt của ba trụ cột
Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ đã có tác động nào sau đây đến tình hình thế giới?
Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Nhận xét nào sau đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động bởi yếu tố quốc tế nào sau đây?
“Hợp tác quốc phòng ASEAN từng bước được đa dạng hoá qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+). Hợp tác bảo đảm an ninh biển được thúc đẩy theo khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF),… Các cơ chế hợp tác này đang góp phần củng cố hoà bình trong khu vực. Tại Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (2023), lần đầu tiên ASEAN đã đề ra kế hoạch tổ chức tập trận quân sự chung”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, Bộ Cánh diều, tr.25)
Đoạn thông tin trên phản ánh nỗ lực của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về ý nghĩa của Tuyên bố Ba-li II?
Hiện nay, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông?
Quyết định nào dưới đây của Hội nghị I-an-ta (2 -1945) có tác động tích cực đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong năm 1945?
Trước xu thế hội nhập hiện nay, thách thức lớn đối với Việt Nam là
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN là những văn kiện thể hiện nỗ lực của tổ chức ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng
Đọc đoạn tư liệu sau, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
"Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.”
(Sgk Lịch sử 12, Bộ Kết nối tri thức, tr 7)
a) Đoạn tư liệu phản ánh về bối cảnh ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. |
|
b) Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam nằm trong phe Đồng minh. |
|
c) Yêu cầu cấp bách sau chiến tranh là xây dựng một tổ chức quốc tế duy trì hoà bình. |
|
d) Tổ chức được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi “Hội quốc liên”. |
|
Đọc đoạn thông tin dưới đây, mỗi ý chọn đúng hoặc sai.
"Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh…"
(Sgk Lịch sử 12, bộ Cánh diều, tr. 9 - 10)
a) Đầu năm 1945 Hội nghị I-an-ta diễn ra với sự tham dự của ba cường quốc trụ cột trong phe Đồng minh gồm Liên Xô, Mỹ, Anh. |
|
b) Hội nghị I-an-ta diễn ra khi cần giải quyết những vấn đề quan trọng của các nước Đồng minh ngay sau Chiến tranh kết thúc. |
|
c) Nhiệm vụ quan trọng của hội nghị I-an-ta là phân chia thành quả của các nước thắng trận tại khu vực châu Âu và châu Á. |
|
d) Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành trên cơ sở một số hội nghị quốc tế lớn do các cường quốc Đồng minh tổ chức. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Theo Tuyên bố Băng Cốc (năm 1967), Hiến chương ASEAN 2007 đã thể hiện rõ mục tiêu xây dựng vai trò trung tâm của ASEAN đối với khối, trong đó ASEAN khẳng định việc nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) cũng định hình vai trò trung tâm của khối đối với hợp tác nội tại.”
(Dương Văn Huy, Vai trò trung tâm của ASEAN: Thách thức, triển vọng và hàm ý đối với Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ngày 4/2/2023)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh vai trò trung tâm của một ASEAN độc lập, tự cường đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong nội khối. |
|
b) Sự phát triển của Cộng đồng ASEAN dựa trên hai trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). |
|
c) Hiện nay, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là thành viên của Cộng đồng ASEAN. |
|
d) Mục đích thành lập của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN nhằm duy trì và tăng cường an ninh, hòa bình và ổn định. |
|
Đọc đoạn tư liệu sau đây, mỗi câu chọn đúng hoặc sai.
“Để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các thoả thuận liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á, với 6 Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do (FTAs) đã được ký với các Đối tác quan trọng là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtray-lia và Niu Di-lân và đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) hướng đến hình thành một không gian kinh tế mở toàn Đông Á vào năm 2015, với GDP chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu và quy mô thị trường chiếm 1/2 dân số thế giới”.
(Phạm Quang Vinh, Thông tin cơ bản về Cộng đồng ASEAN, tr.11)
a) Một trong những kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. |
|
b) Xây dựng và triển khai các thoả thuận liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á là biện pháp được đề ra để Cộng đồng ASEAN phát triển kinh tế. |
|
c) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 7 đối tác. |
|
d) Tính đến năm 2022, Việt Nam đã có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực với nhiều nước lớn. |
|