Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 5. Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm:
+ Đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng thực phẩm.
+ Kéo dài thời gian sử dụng.
- Chế biến thực phẩm:
+ Tạo ra món ăn được đảm bảo dinh dưỡng.
+ Tạo sự hấp dẫn, đa dạng cho món ăn.
2. An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm
- Là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm:
+ Không bị biến chất.
+ Không bị chất độc.
+ Không có vi khuẩn có hại xâm nhập.
+ Bảo vệ sức khỏe con người.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỰC PHẨM
1. Làm lạnh và đông lạnh
- Sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
- Làm lạnh:
+ Bảo quản thực phẩm trong khoảng 1°C đến 7°C.
+ Bảo quản thịt, cá, trái cây, rau củ,…
+ Thời gian: 3 - 7 ngày.
- Đông lạnh:
+ Bảo quản thực phẩm dưới 0°C.
+ Bảo quản: thịt, cá,…
+ Thời gian: vài tuần đến vài tháng.

2. Làm khô
- Bảo quản: nông sản, thủy – hải sản.
- Phơi thực phẩm dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy.
3. Ướp
- Là trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thực phẩm.
➞ Diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật làm hỏng thực phẩm.
- Bảo quản: thịt, cá.
- Dùng muối để ướp.

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
1. Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
a. Luộc
- Làm chín thực phẩm trong nước.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.
- Hạn chế: một số vitamin dễ bị hòa tan.

b. Kho
- Làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
- Ưu điểm: mềm, hương vị đậm đà.
- Hạn chế: thời gian lâu.

c. Nướng
- Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt.
- Ưu điểm: hương vị hấp dẫn.
- Hạn chế: dễ bị cháy, gây biến chất.

d. Rán
- Làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao.
- Ưu điểm: có độ giòn, ngậy.
- Hạn chế: nhiều chất béo.

2. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
a. Trộn hỗn hợp
- Trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín.
+ Kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn.
- Chế biến: rau trộn dầu giấm, nộm,…
- Ưu điểm:
+ Dễ làm.
+ Thực phẩm giữ được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng.
- Hạn chế: cầu kì trong lựa chọn, bảo quản và chế biến.

b. Muối chua
- Làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết.
- Chế biến: rau cải bắp, rau cải bẹ, su hào, dưa chuột, …
- Ưu điểm:
+ Dễ làm.
+ Kích thích vị giác khi ăn.
- Hạn chế: nhiều muối gây hại cho cơ thể, chua quá sẽ không tốt cho dạ dày.

Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây