"Tôi x tuổi vào năm x2", như vậy có thể thấy được năm sinh của ông ấy là \(x^2-x\left(x\inℕ^∗\right)\). Vì ông ấy sinh ra trong thế kỉ XIX, ta có: \(1801\le x^2-x=x\left(x-1\right)\le1900\).
Có thể thấy năm sinh của ông ấy là tích của 2 số nguyên liên tiếp. Như vậy, hàm số \(x\left(x-1\right)\) đồng biến trên khoảng x thuộc \(\left(0;+\infty\right)\).
Với x = 42, ta có: \(x\left(x-1\right)=42\left(42-1\right)=1722\). Vì ông ấy sinh thế kỉ XIX, trường hợp này loại.
Với x = 43, ta có: \(x\left(x-1\right)=43\left(43-1\right)=1806\). Khi ông ấy 43 tuổi, năm đó là năm 1849. Nếu ông ấy có tuổi thọ dưới 94 tuổi, trường hợp này chọn.
Với x = 44, ta có: \(x\left(x-1\right)=44\left(44-1\right)=1892\). Khi ông ấy 44 tuổi, năm đó là năm 1936. Trường hợp này loại do ông ấy mất trong thế kỉ XIX.
Như vậy có thể thấy được nhà toán học De Morgan sinh năm 1806 thỏa mãn điều kiện đề bài (nếu ông ấy có tuổi thọ dưới 94). Những trường hợp trên không xảy ra với một người cùng sinh và mất trong thế kỉ XX.
Với x = 45, ta có: \(x\left(x-1\right)=45\left(45-1\right)=1980\). Khi người đó 45 tuổi, năm đó là năm 2025. Ta có thể thấy trường hợp này, người đó sinh thế kỉ XX và vẫn còn sống ở trong thế kỉ XXI. Như vậy, trường hợp này loại.
Do hàm số đồng biến nên những trường hợp \(x\inℕ^∗;x\in\left[1;41\right]\cup\left(45;+\infty\right)\) sẽ bị loại từ những kết quả trên.
Như vậy, sự kiện tương tự không thể xảy ra với một người sinh ra và qua đời trong thế kỉ XX.
Bình luận (0)