K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THÊM MỘT LẦN TỔ QUỐC ĐƯỢC SINH RA (Tưởng nhớ các chiến sĩ hải quân đã hy sinh ở đảo đá Gạc Ma năm 1988)PHẦN I. ĐỌC: (6 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:Các anh đứng như tượng đài quyết tửThêm một lần Tổ quốc được sinh raDòng máu Việt chảy trong hồn người ViệtĐang bồn chồn thao thức với Trường SaKhi hy...
Đọc tiếp

THÊM MỘT LẦN TỔ QUỐC ĐƯỢC SINH RA

(Tưởng nhớ các chiến sĩ hải quân đã hy sinh ở đảo đá Gạc Ma năm 1988)

PHẦN I. ĐỌC: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa


Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Các anh lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Máu các anh thấm vào lòng biển thẳm


Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn

Phút cuối cùng đảo đá hoá biên cương

Anh đã lấy thân mình làm cột mốc

Chặn quân thù trên biển đảo quê hương Anh đã hoá cánh chim muôn dặm sóng

Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ

Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển

Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa?


Có nơi nào như đất nước chúng ta

Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ

Khi giặc đến vạn người con quyết tử

Cho một lần Tổ quốc được sinh ra

[…]

Sớm mai này nắng ấm ở Trường Sa

Tiếng gà gáy bình yên trên ngực đảo

Tiếng trẻ nhỏ đến trường nơi sóng bão

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

21/6/2011

(Nguyễn Việt Chiến, nguồn: thivien.net)

Câu 1. (1 điểm) Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 2. (1 điểm)Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về những người chiến sĩ hải quân ở đảo đá Gạc Ma được thể hiện trong bài thơ?

Câu 3. (1.0 điểm) Cấu trúc “…một lần Tổ quốc được sinh ra” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ. Em hãy nhận xét tác dụng của việc điệp lại cấu trúc này?

Câu 4. (1.0 điểm) Những dòng thơ sau đây gợi cho em suy nghĩ gì?

Có nơi nào như đất nước chúng ta

Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau: Xin cảm ơn những con đường ven biển Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời Em là sóng nhưng xin đừng như sóng Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ Không ngẩng đầu dù chạm tới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì

Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Đã xô vào xin chớ ngược ra khơi

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy...

Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá - sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.

              (Biển, núi, sóng và em, Đỗ Trung Quân, Tạp chí sông Thương, 30/01/2013)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp so sánh trong đoạn thơ:

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ

Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay

Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 5. So sánh tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên với tình yêu của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

           (Trích Thuyền và biển, Xuân Quỳnh)

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau:        Tự tình với quê hương Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt Con nước đôi bờ thắm vị phù sa. Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ. Con lớn lên theo từng trang sách vở Thầy dạy cho...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       Tự tình với quê hương

Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời
Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát
Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt
Con nước đôi bờ thắm vị phù sa.

Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca
Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ
Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ
Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ.

Con lớn lên theo từng trang sách vở
Thầy dạy cho biết yêu tiếng quê mình
Thơ Xuân Hương ấm mãi vành môi xinh
Con thuộc nằm lòng như mẹ thuộc lời ru.

Tổ quốc gọi con bước vào quân ngũ
Khoác trên mình màu áo lính thân thương
Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương
Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Vĩnh Phúc ơi! Lòng con luôn mong đợi
Được trở về với làng gốm Hương Canh
Được trở về với Đại Lải mát xanh
Để được yêu thêm mảnh đất biếc quê mình.

           (Lê Gia Hoài, Mùa say đắm 1, NXB Hội Nhà văn, 2017)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với tuổi thơ con trong văn bản.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự con với mẹ trong văn bản.

Câu 4. Xác định một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương

Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình con trong văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương trong hành trình trưởng thành của mỗi con người.

0