K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:                Giới sắc                       - Nguyễn Trãi -       Sắc là giặc, đam làm chi,      Khuở(1) trọng còn phòng(2) có khuở suy(3).      Trụ(4) trật quốc gia vì Đát Kỷ,      Ngô(5) lìa thiên hạ bởi Tây Thi.      Bại tan gia thất đời từng thấy,      Tổn hại tinh thần sự ích chi!      Phu phụ(6) đạo thường...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

               Giới sắc 

                     - Nguyễn Trãi - 

     Sắc là giặc, đam làm chi,

     Khuở(1) trọng còn phòng(2) có khuở suy(3).

     Trụ(4) trật quốc gia vì Đát Kỷ,

     Ngô(5) lìa thiên hạ bởi Tây Thi.

     Bại tan gia thất đời từng thấy,

     Tổn hại tinh thần sự ích chi!

     Phu phụ(6) đạo thường chăng được trớ(7),

     Nối tông hòa phải một đôi khi.

                                  (Trích Nguyễn Trãi quốc âm từ điển)

Chú thích: 

(1) Khuở: Đồng nghĩa với khi, lúc, thời.

(2) Phòng: Dự tính trước mà phòng bị cách ứng phó.

(3) Suy: Giảm sút.

(4) Trụ: Tức Đế Tân, là vị vua cuối cùng đời nhà Thương của Trung Quốc, nổi tiếng là một ông vua tàn ác. Ông mê Đát Kỷ, ngày ngày cùng Đát Kỷ hưởng lạc, vui chơi, cho xây dựng nhiều chốn ăn chơi xa hoa. Chính vì sự tàn bạo và mê muội sắc đẹp mà ông đã để mất nước vào tay nhà Chu.

(5) Ngô: Ngô vương Phù Sai, là vị vua thứ 25 của nước Ngô thời Đông Chu. Ông cũng vì mê mẩn sắc đẹp của Tây Thi nên rơi vào cảnh mất nước.

(6) Phu phụ: Mối quan hệ vợ chồng.

(7) Trớ: Sai, trái, làm sai.

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chủ đề của bài thơ này là gì? 

Câu 3. Phân tích tác dụng việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn bản.

Câu 4. Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:       Bảo kính cảnh giới bài 21                               - Nguyễn Trãi -      Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,      Xấu tốt đều thì rắp khuôn.      Lân cận nhà giàu no bữa cám,      Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.      Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,      Kết mấy người khôn học nết khôn.      Ở đấng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

     Bảo kính cảnh giới bài 21

                              - Nguyễn Trãi -

     Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
     Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
     Lân cận nhà giàu no bữa cám,
     Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
     Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
     Kết mấy người khôn học nết khôn.
     Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
     Đen gần mực, đỏ gần son.

        (Trích Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra một câu thành ngữ, tục ngữ được tác giả mượn ý trong văn bản. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ cuối. 

Câu 4. Phát biểu đề tài, chủ đề của văn bản. 

Câu 5. Em rút ra được những bài học gì sau khi đọc văn bản?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Bức tranh      (Lược đoạn đầu: Trên đường ra miền bắc chuẩn bị cho triển lãm tranh ở nước ngoài, nhân vật tôi - một hoạ sĩ được các chiến sĩ giao liên thay nhau thồ tranh cho.)        Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Bức tranh

     (Lược đoạn đầu: Trên đường ra miền bắc chuẩn bị cho triển lãm tranh ở nước ngoài, nhân vật tôi - một hoạ sĩ được các chiến sĩ giao liên thay nhau thồ tranh cho.)  

     Hôm đó, đoàn chúng tôi đi qua một vùng trên đất bạn nổi tiếng nhiều biệt kích, lại rất đói, cũng là cái "rốn" của bệnh sốt rét. Chúng tôi được nghỉ lại một ngày để dưỡng sức, lán của nhóm khách đi đường chúng tôi dựng ngay trên đầu một cái lán khác của anh em chiến sĩ trong trạm. Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung.

     Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần! Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.

     Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại "thồ" tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác.

     Thật là phiền cho tôi quá!

     […] Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với...

     Người chiến sĩ "thồ" tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. “Đồng chí cố gắng lên.” - Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi - “Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!".

     Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

     Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

     Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. "Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua..." - tôi nói khẽ bên tai anh - "Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!". 

(Nguyễn Minh Châu)

Câu 1. Người kể chuyện trong văn bản trên là người kể toàn tri hay hạn tri? 

Câu 2. Chỉ ra thành phần chêm xen trong đoạn văn dưới đây:  

     Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!

Câu 3. Khi được người chiến sĩ nhờ vẽ một bức chân dung, người họa sĩ đã có thái độ như thế nào? Vì sao nhân vật này lại có thái độ như vậy?

Câu 4. Phân tích tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn dưới đây:

      Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

Câu 5. Qua văn bản này, em rút ra cho mình bài học gì?

0