K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7

đưa bài thơ lên giúp nhe

16 tháng 7

Tôi đã đọc đời mình trên lá
người nâng niu lộc biếc mùa xuân
người hóng mát dưới trưa mùa hạ
người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

Tôi đã đọc đời mình trên lá
lúc non tơ óng ánh bình minh
lúc rách nát gió vò, bão quật
lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

Tôi đã đọc đời mình trên lá
có thể khổng lồ, có thể bé li ti
dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh
đã sinh ra
chẳng sợ thử thách gì.

 

Các biện pháp ẩn dụ có trong đoạn thơ trên: 

- Biện pháp ẩn dụ "giọt sương lặn vào lá cỏ", "nắng gắt", "bão tố".

- Biện pháp điệp cấu trúc "Qua...qua", "vẫn...vẫn"

Tác dụng: Cả hai biện pháp tu từ đều tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Biện pháp ẩn dụ: 

+ "giọt sương lặng vào bãi cỏ": vẻ đẹp bình dị ẩn mình trong cuộc sống hằng ngày.

+ "nắng gắt" - "bão tố": những biến động, khó khăn luôn tồn tại trong cuộc sống

=> tôn vinh sức sống của cái đẹp bình dị trong cuộc sống hằng ngày dù qua bao nhiêu khó khăn, trắc trở vẫn giữ được vẹn nguyên sức sống mãnh liệt.

- Biện pháp điệp cấu trúc: 

+ Tô đậm vẻ đẹp bền vững, bất biến của những giọt sương qua bao thăng trầm của đời sống.

+ Qua đó khuyên con người đừng đánh mất bản thân trước những khó khăn thử thách tồn tại trên đường đời.

16 tháng 7

*Biện pháp tu từ: so sánh (như)

<So sánh lưng bà với đòn gánh>

*Phân tích

\(\Rightarrow\) Từ đó cho thấy được sự vất vả, gian nan mà bà phải gồng gánh qua bao năm tháng. Hình ảnh chiếc đòn gánh trông có vẻ thô cứng, giản đơn, thân thuộc nhưng thấm đẫm hình ảnh thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ xưa, mà cụ thể ở đây là người bà. Đó là sự hi sinh, sự kiên trì, bền bỉ, chăm chỉ làm việc của người bà, người phụ nữ với bóng dáng tảo tần, lam lũ, chịu khổ chịu khó....

Biện pháp tu từ so sánh "Lưng bà đã còng như đòn gánh". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chân thực hình ảnh người bà tần tảo, vất vả một đời với dấu vết thời gian đã hiện hữu ở "chiếc lưng còng"

- Cho thấy tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình

TK:

Hôm qua, em đã có một chuyến đi chơi với bố mẹ. Gia đình em đã đến thăm thành phố Hà Nội. Sau khoảng hai tiếng, xe cũng đến thành phố. Đầu tiên, em được đến viếng lăng Bác. Em và bố mẹ cùng xếp hàng để được vào trong lăng. Từng dòng người nối tiếp nhau. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang. Em đã được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ. Khuôn mặt Bác thật hiền từ. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Lòng em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Tiếp đến, em được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm, gần trung tâm thành phố. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm. Ở chính giữa là tháp Rùa cổ kính. Sau đó, em còn được đi ăn rất nhiều món đặc sản của Hà Nội. Cả gia đình đã có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau.

TK:

Hôm qua, em đã có một chuyến đi chơi với bố mẹ. Gia đình em đã đến thăm thành phố Hà Nội. Sau khoảng hai tiếng, xe cũng đến thành phố. Đầu tiên, em được đến viếng lăng Bác. Em và bố mẹ cùng xếp hàng để được vào trong lăng. Từng dòng người nối tiếp nhau. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang. Em đã được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ. Khuôn mặt Bác thật hiền từ. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Lòng em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Tiếp đến, em được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm, gần trung tâm thành phố. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm. Ở chính giữa là tháp Rùa cổ kính. Sau đó, em còn được đi ăn rất nhiều món đặc sản của Hà Nội. Cả gia đình đã có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau.

a. Cụm chủ vị là: 

C: Cây chanh này

V: sai quả

b. Cụm chủ vị là: 

C: Cơn bão

V: đi qua đã để lại cảnh tượng tan hoang

c. Cụm chủ vị là: 

C: Mùa xuân

V: đến mang bao nhiêu là chim chóc

Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ: 1. ngày ngày mặt trời đi qua trên làng     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 2. bàn tay ta làm nên tất cả     có sức người, sỏi đá cũng thành cơm 3. mặt trời xuống biển như hòn lửa     sống đã cài then, đêm sập cửa 4. nghe xao động nắng trưa    nghe bàn chân đỡ mỏi    nghe gọi về tuổi thơ 5. đất nước bốn ngàn năm    vất vả và gian lao    đất...
Đọc tiếp

Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ:

1. ngày ngày mặt trời đi qua trên làng 

   thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

2. bàn tay ta làm nên tất cả 

   có sức người, sỏi đá cũng thành cơm

3. mặt trời xuống biển như hòn lửa 

   sống đã cài then, đêm sập cửa

4. nghe xao động nắng trưa

   nghe bàn chân đỡ mỏi

   nghe gọi về tuổi thơ

5. đất nước bốn ngàn năm

   vất vả và gian lao

   đất nước như vì sao

   cứ đi lên phía trước

6. dưới trăng quyên đã gọi hè

   đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

7. một đàn gà mà bươi trong bếp

   chết ba con hỏi còn mấy con

8. đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

   đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn

9. trâu oi ta bảo trâu này 

   trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

10. những hôm mà trăng khuyết

   trông giống con thuyền trôi

6

1. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "thấy" và ẩn dụ "Mặt trời trong lăng" - Bác Hồ. 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tựa như vầng thái dương soi đường chỉ lối cho chúng ta thoát khỏi ách nô lệ và giành được quyền làm chủ đất nước như ngày hôm nay. 

- Tác giả thể hiện sự biết ơn và lòng kính yêu sâu đậm đối với Bác. 

2. Biện pháp nói quá "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" và hoán dụ "bàn tay"

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

- Nhấn mạnh vai trò to lớn của lao động trong cuộc sống hằng ngày sẽ mang đến những thành quả vinh quang và xứng đáng

- Khích lệ tinh thần lao động nơi người đọc. Lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh, phát triển. 

3. Biện pháp so sánh "mặt trời xuống biển" - "hòn lửa", biện pháp nhân hóa sóng "cài" then, đêm "sập" cửa. 

Tác dụng:  

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc

- Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ và những ngọn sóng là then cửa. Con người đi biển mà ngỡ như đi trong căn nhà của mình

- Miêu tả cảnh mặt trời xuống biển chân thật mà vẫn tinh tế khiến cho bức tranh hoàng hôn trên biển trở nên sống động, kì thú

4. Điệp ngữ "Nghe" được lặp lại ba lần. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "xao động nắng trưa", "bàn chân đỡ mỏi", "nghe tuổi thơ". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy âm vang của tiếng gà trưa giúp người lính xua đi những mệt mỏi, trở về với miền kí ức của tuổi thơ

- Thể hiện niềm xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa quen thuộc.

5. Biện pháp so sánh "Đất nước như vì sao" ( đất nước - vì sao)

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Thể hiện niềm tự hào đầy kiêu hãnh của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng

- Thể hiện niềm tin về sự trường tồn của dân tộc, đất nước sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ. 

6. Biện pháp nhân hóa: Quyên đã "gọi" hè. Biện pháp ẩn dụ: "Lửa lựu" - hoa lựu nở rộ rực rỡ như những đốm lửa.

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chân thực và đầy tinh tế cảnh sắc thiên nhiên chớm vào hè từ dấu hiệu đầu tiên là hoa lựu

- Âm thanh tiếng chim cuốc trong bức tranh thiên nhiên ấy khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian: hè đã sắp đến

 

16 tháng 7

Tk

Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là cMẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ